Công chức nào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán theo quy định mới nhất?
Công chức nào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán theo quy định mới nhất?
Chức trách của Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
1. Chức trách
Kế toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
...
Theo quy định nêu trên thì Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán.
Công chức nào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với Kế toán viên cao cấp được quy định thế nào?
Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với Kế toán viên cao cấp được căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;
b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;
c) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
đ) Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Như vậy, Kế toán viên cao cấp cần đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau đây:
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;
- Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Kế toán viên cao cấp có những nhiệm vụ gì?
Kế toán viên cao cấp có những nhiệm vụ được căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, kế toán; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
- Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán;
- Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, kiểm tra nghiệp vụ kế toán;
- Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ; sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?