Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân đang điều trị bệnh hiểm nghèo có phải chuyển đổi vị trí công tác không?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân đang điều trị bệnh hiểm nghèo có phải chuyển đổi vị trí công tác không?
- Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân là bao nhiêu năm?
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân đang điều trị bệnh hiểm nghèo có phải chuyển đổi vị trí công tác không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ chết hoặc trong trường hợp khách quan khác, trừ trường hợp theo nguyện vọng của công chức, viên chức.
Đối chiếu quy định trên, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa được thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân đang điều trị bệnh hiểm nghèo có phải chuyển đổi vị trí công tác không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
1. Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện định kỳ, thường xuyên, áp dụng đối với công chức, viên chức được bố trí vào các vị trí công tác thuộc các lĩnh vực hoặc bộ phận công tác, quy định tại Điều 2 Quy định này.
2. Cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, pháp luật về công chức, viên chức và quy định của pháp luật liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng và bảo đảm hiệu quả công tác của Tòa án nhân dân.
4. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý; phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác, không làm thay đổi tính chất công việc của người phải chuyển đổi vị trí công tác; chống cục bộ, bè phái, cá nhân; không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, đơn vị.
5. Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
6. Nghiêm cấm lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập.
Như vậy, nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định như trên.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Điều 4 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng công việc, lĩnh vực.
Đối với vị trí định kỳ phải chuyển đổi công tác có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác, cần có tính ổn định, kết hợp đào tạo chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực công tác và công chức, viên chức công tác tại vị trí này có năng lực, uy tín, hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên thì lãnh đạo đơn vị có thể quyết định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhiều hơn 05 năm.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đang công tác tại Tòa án nhân dân là từ đủ 03 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng công việc, lĩnh vực.
Đối với vị trí định kỳ phải chuyển đổi công tác có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác, cần có tính ổn định, kết hợp đào tạo chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực công tác và công chức công tác tại vị trí này có năng lực, uy tín, hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên thì lãnh đạo đơn vị có thể quyết định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhiều hơn 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?