Công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị kỷ luật giáng chức khi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính trong những trường hợp nào?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị kỷ luật giáng chức khi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính trong những trường hợp nào?
- Công dân có quyền tố cáo công chức giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính không?
- Thi hành án đối với hành vi hành chính trái pháp luật của công chức giữ chức vụ lãnh đạo như thế nào?
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị kỷ luật giáng chức khi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính trong những trường hợp nào?
Hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo khi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính được quy định tại Điều 24 Nghị định 71/2016/NĐ-CP như sau:
Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
1. Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị kỷ luật giáng chức khi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính trong những trường hợp sau:
- Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà công chức vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị kỷ luật giáng chức khi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công dân có quyền tố cáo công chức giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính không?
Quyền tố cáo của công dân đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 71/2016/NĐ-CP như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính
1. Đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình thi hành án hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thi hành án hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Như vậy, công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính của công chức giữ chức vụ lãnh đạo.
Thi hành án đối với hành vi hành chính trái pháp luật của công chức giữ chức vụ lãnh đạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định về thi hành án đối với hành vi hành chính vi phạm pháp luật của công chức giữ chính vụ lãnh đạo bị kỷ luật giáng chức tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 71/2016/NĐ-CP như sau:
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về hành vi hành chính
1. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải chấm dứt thực hiện hành vi hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án. Việc chấm dứt thực hiện hành vi hành chính phải được lập thành biên bản, có sự chứng kiến và ký tên vào biên bản của Chấp hành viên.
Người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự lập biên bản về việc người phải thi hành án vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật sau khi đã bị Tòa án tuyên là trái pháp luật. Người đứng đầu cơ quan của người thực hiện hành vi hành chính trái pháp luật có trách nhiệm yêu cầu người đó chấm dứt thực hiện hành vi hành chính theo đúng bản án, quyết định của Tòa án.
...
Như vậy, trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên bố hành vi hành chính của công chức giữ chức vụ lãnh đạo đã thực hiện là trái pháp luật thì công chức phải chấm dứt thực hiện hành vi hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án. Việc chấm dứt thực hiện hành vi hành chính phải được lập thành biên bản, có sự chứng kiến và ký tên vào biên bản của Chấp hành viên.
Lưu ý: Người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự lập biên bản về việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật sau khi đã bị Tòa án tuyên là trái pháp luật. Người đứng đầu cơ quan của công chức đó có trách nhiệm yêu cầu người đó chấm dứt thực hiện hành vi hành chính theo đúng bản án, quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?