Công chức giữ chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xin từ chức trong những trường hợp nào?
- Công chức giữ chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xin từ chức trong những trường hợp nào?
- Trình tự cho công chức giữ chức danh lãnh đạo do Bộ trưởng bổ nhiệm từ chức được thực hiện như thế nào?
- Cán bộ lãnh đạo sau khi thôi giữ chức vụ do từ chức thì có được phân công công tác phù hợp với năng lực trình độ hay không?
Công chức giữ chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xin từ chức trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 18 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và người quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 1886/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 quy định về căn cứ xem xét cho cán bộ lãnh đạo từ chức như sau:
Căn cứ để xem xét cho cán bộ lãnh đạo từ chức gồm:
1. Cán bộ tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý.
2. Cán bộ nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
3. Cán bộ nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
4. Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Như vậy, công chức giữ chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xin từ chức trong những trường hợp sau:
(1) Cán bộ tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý.
(2) Cán bộ nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
(3) Cán bộ nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
(4) Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Công chức giữ chức danh lãnh đạo tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xin từ chức trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trình tự cho công chức giữ chức danh lãnh đạo do Bộ trưởng bổ nhiệm từ chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và người quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 1886/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 quy định về trình tự, thủ tục cho cán bộ lãnh đạo từ chức như sau:
Trình tự, thủ tục cho cán bộ lãnh đạo từ chức
1. Đối với các chức danh lãnh đạo do Bộ trưởng bổ nhiệm:
a) Cán bộ xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi Bộ trưởng (trong trường hợp cán bộ xin từ chức là cấp phó của người đứng đầu đơn vị thì đồng thời gửi đơn cho người đứng đầu đơn vị).
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ đối với trường hợp cán bộ xin từ chức là cấp phó của mình.
c) Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, trình Ban cán sự Đảng Bộ.
d) Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Đối với các chức danh Lãnh đạo khác: Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào trình tự, thủ tục như quy định ở trên để xem xét, quyết định cho cán bộ lãnh đạo từ chức theo thẩm quyền.
Đối với chức danh lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Tổng cục, Viện xếp hạng đặc biệt, Tổng cục trưởng, Giám đốc Viện ra quyết định và báo cáo kết quả về Bộ.
Như vậy, trình tự cho công chức giữ chức danh lãnh đạo do Bộ trưởng bổ nhiệm từ chức được thực hiện như sau:
(1) Cán bộ xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi Bộ trưởng.
Trường hợp cán bộ xin từ chức là cấp phó của người đứng đầu đơn vị thì đồng thời gửi đơn cho người đứng đầu đơn vị.
(2) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ đối với trường hợp cán bộ xin từ chức là cấp phó của mình.
(3) Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, trình Ban cán sự Đảng Bộ.
(3) Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Cán bộ lãnh đạo sau khi thôi giữ chức vụ do từ chức thì có được phân công công tác phù hợp với năng lực trình độ hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và người quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 1886/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc chung
1. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ đồng thời phát huy trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
2. Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ và tiêu chuẩn chức danh.
3. Đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai và tuân thủ đúng quy trình quy định.
4. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ thì có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ. Thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo phân cấp của Bộ.
5. Khi chưa có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cho từ chức của cấp có thẩm quyền thì cán bộ lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Cán bộ lãnh đạo sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức, miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ bố trí, phân công công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và trình độ, năng lực của cán bộ.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo sau khi thôi giữ chức vụ do từ chức thì được người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ bố trí, phân công công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và trình độ, năng lực của cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?