Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp có bắt buộc phải là Chấp hành viên sơ cấp hay không?
- Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp có bắt buộc phải là Chấp hành viên sơ cấp hay không?
- Công chức muốn dự thi nâng ngạch lên Chấp hành viên trung cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực và trình độ như thế nào?
- Chấp hành viên trung cấp có thể hướng dẫn nghiệp vụ đối với những ngạch công chức nào?
Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp có bắt buộc phải là Chấp hành viên sơ cấp hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
...
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên;
b) Trong thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp đã tham gia xây dựng, ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 01 sáng kiến trong phạm vi hệ thống tổ chức Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự hoặc Chi cục Thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định trên thì công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp thì phải là công chức đang giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp và có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên.
Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp có bắt buộc phải là Chấp hành viên sơ cấp hay không? (Hình từ Internet)
Công chức muốn dự thi nâng ngạch lên Chấp hành viên trung cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực và trình độ như thế nào?
Công chức muốn dự thi nâng ngạch lên Chấp hành viên cao cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP cụ thể:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Am hiểu sâu về nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Chấp hành viên trung cấp theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.
Chấp hành viên trung cấp có thể hướng dẫn nghiệp vụ đối với những ngạch công chức nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
1. Chức trách
Chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Tham gia xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án;
d) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
e) Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
...
Theo đó, Chấp hành viên trung cấp có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ đối với các ngạch công chức sau:
- Chấp hành viên sơ cấp;
- Thư ký thi hành án;
Thư ký trung cấp thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?