Công chức có thể cất giữ khóa bí mật con dấu ở ngoài cơ quan nhà nước hay không? Có thể sử dụng đến khóa bí mật con dấu để kiểm tra chữ ký số không?
Khóa bí mật trong việc sử dụng chữ ký số là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT giải thích về khóa bí mật như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chứng thư số cơ quan, tổ chức" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. "Chứng thư số cá nhân" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
3. "Khóa bí mật con dấu" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cơ quan, tổ chức.
4. "Khóa bí mật cá nhân" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân.
5. "Chữ ký số cơ quan, tổ chức" là chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật con dấu.
6. "Chữ ký số cá nhân" là chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật cá nhân.
7. "Phần mềm ký số" là chương trình phần mềm có chức năng ký số vào văn bản điện tử.
8. "Phần mềm kiểm tra chữ ký số" là chương trình phần mềm có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn bản điện tử.
9. "Tính xác thực của văn bản điện tử ký số" là văn bản điện tử thông qua chữ ký số được ký số gắn với văn bản điện tử xác định được người ký số hoặc cơ quan, tổ chức ký số vào văn bản điện tử.
10. "Tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số" là văn bản điện tử sau khi được ký số nội dung không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ.
11. "Hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến" (OCSP) là hệ thống cung cấp dịch vụ cho phép xác định trạng thái hiện thời của chứng thư số.
12. "Thiết bị lưu khóa bí mật" là thiết bị vật lý chứa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao.
Theo đó, khóa bí mật trong việc sử dụng chữ ký số tại cơ quan nhà nước bao gồm khóa bí mật con dấu và khóa bí mật cá nhân, cụ thể như sau:
- "Khóa bí mật con dấu" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cơ quan, tổ chức.
- "Khóa bí mật cá nhân" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân.
Công chức có thể cất giữ khóa bí mật con dấu ở ngoài cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về việc cật giữ khóa bí mật con dấu như sau:
Quản lý khóa bí mật cá nhân và khóa bí mật con dấu
1. Người có thẩm quyền ký số có trách nhiệm bảo quản an toàn khóa bí mật cá nhân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho nhân viên văn thư quản lý, sử dụng khóa bí mật con dấu theo quy định.
3. Thiết bị lưu khóa bí mật con dấu phải được cất giữ an toàn tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
Như vậy, khóa bị mật con dấu là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cơ quan, tổ chức nhà nước nên việc cất giữ khóa bí mật phải được thực hiện ở trụ sở cơ quan tổ chức, công chức không thể mang về nhà để chất giữ.
Công chức có thể cất giữ khóa bí mật con dấu ở ngoài cơ quan nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Để xác thực tính hợp lệ của chữ ký số có phải cần sử dụng đến khóa bí mật con dấu hay không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về việc kiểm tra tính xác thực của chữ ký số như sau:
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
..
2. Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về nội dung trên chứng thư số như sau:
Nội dung của chứng thư số
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, để xem chữ ký số trên văn bản điện tử có hợp lệ hay không cần kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
Thông tin trên chứng thư số sẽ bao gồm tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tên thuê bao; số hiêu chứng thư;...và các thông tin khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm là gì? Người sản xuất có nghĩa vụ thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
- 6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa? Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là gì? Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng?
- 04 Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu hợp đồng mượn tiền file word ở đâu?
- Cơ quan quản lý thuế được mua thông tin, tài liệu của đơn vị cung cấp ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế?