Công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi vi phạm kỷ luật thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật?
- Công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi vi phạm kỷ luật thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Người bị kiểm điểm là công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm do ai thực hiện?
Công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
4. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
5. Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Theo đó, công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Công chức cấp huyện (Hình từ Internet)
Công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi vi phạm kỷ luật thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi vi phạm kỷ luật thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo các bước như sau:
- Tổ chức họp kiểm điểm;
- Thành lập Hội đồng kỷ luật;
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Người bị kiểm điểm là công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm do ai thực hiện?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức họp kiểm điểm công chức
1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Thành phần tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp người bị kiểm điểm là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
...
Như vậy, người bị kiểm điểm là công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet như thế nào?
- Chính thức bảng lương giáo viên 2025 theo quy định mới có mức thấp nhất, cao nhất là bao nhiêu?
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?