Công chức Bộ Tư pháp tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật mỗi năm phải xây dựng ít nhất bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật?
- Việc bổ sung công chức Bộ Tư pháp vào danh danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật có được thực hiện hằng năm không?
- Công chức Bộ Tư pháp được đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ có quyền hạn gì?
- Công chức Bộ Tư pháp tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật mỗi năm phải xây dựng ít nhất bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật?
Việc bổ sung công chức Bộ Tư pháp vào danh danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật có được thực hiện hằng năm không?
Căn cứ khoản 3.3 Điều 3 Mục III Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về việc bổ sung công chức Bộ Tư pháp vào danh sách Quy hoạch như sau:
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CÁCH THỨC TUYỂN CHỌN
...
3. Cách thức tuyển chọn công chức, viên chức được đưa vào Quy hoạch và rà soát danh sách Quy hoạch
...
3.3. Rà soát danh sách Quy hoạch
Hàng năm, căn cứ vào Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Vụ Tổ chức cán bộ:
- Phối hợp với các đơn vị có công chức, viên chức trong danh sách Quy hoạch để đánh giá, rà soát và báo cáo Lãnh đạo Bộ đưa ra khỏi Quy hoạch đối với các công chức, viên chức không hoàn thành nghĩa vụ của công chức, viên chức trong Quy hoạch.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để rà soát, báo cáo Hội đồng tư vấn và Lãnh đạo Bộ xem xét bổ sung các công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào Quy hoạch. Việc bổ sung được thực hiện đến hết năm 2025 và số lượng bổ sung sẽ căn cứ vào số lượng công chức, viên chức bị đưa ra khỏi Quy hoạch.
Theo đó, hằng năm, căn cứ vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật đã được đề ra, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để rà soát, báo cáo Hội đồng tư vấn và Lãnh đạo Bộ xem xét bổ sung các công chức đủ điều kiện để đưa vào Quy hoạch.
Việc bổ sung công chức Bộ Tư pháp vào danh sách Quy hoạch được thực hiện đến hết năm 2025 và số lượng bổ sung sẽ căn cứ vào số lượng công chức bị đưa ra khỏi Quy hoạch.
Công chức Bộ Tư pháp tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật mỗi năm phải xây dựng ít nhất bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Công chức Bộ Tư pháp được đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ có quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1.1 Điều 1 Mục IV Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về quyền hạn của công chức như sau:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
1. Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức được quy hoạch
1.1. Quyền của công chức, viên chức được đưa vào Danh sách quy hoạch
- Công chức, viên chức đi học được đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý công chức, viên chức bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; được ưu tiên về thời gian và số lần được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Được tham gia các vào các đề tài, đề án khoa học, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng lĩnh vực chuyên sâu; tham gia biên soạn các tài liệu pháp luật về lĩnh vực chuyên sâu; giảng dạy các lớp bồi dưỡng cho công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo đúng lĩnh vực chuyên sâu.
- Được ưu tiên xem xét trong công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, thi đua - khen thưởng và nâng lương trước hạn.
- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục.
- Được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
- Được khen thưởng, biểu dương sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học và làm căn cứ xét khen thưởng khi tổng kết Quy hoạch.
- Được hưởng nguyên lương, phụ cấp đối với trường hợp đi học ở trong nước và được hưởng lương, các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành đối với trường hợp đi học ở nước ngoài.
Như vậy, công chức Bộ Tư pháp được tuyển chọn đưa vào danh danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ có quyền hạn theo quy định pháp luật nêu trên.
Công chức Bộ Tư pháp tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật mỗi năm phải xây dựng ít nhất bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 1.2 Điều 1 Mục IV Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về nghĩa vụ của công chức Bộ Tư pháp như sau:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
1. Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức được quy hoạch
...
1.2. Nghĩa vụ của công chức, viên chức được quy hoạch
...
- Tham gia các tổ biên tập, ban soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền và chủ động tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực chuyên sâu. Mỗi năm đáp ứng ít nhất 01 trong các yêu cầu sau:
+ Tham gia xây dựng 01 văn bản quy phạm pháp luật;
+ Tham gia 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở;
+ Tham gia viết ít nhất 01 giáo trình hoặc 01 sách chuyên khảo về lĩnh vực pháp luật;
+ Có ít nhất 01 bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở trong hoặc ngoài nước;
+ Có ít nhất 02 bài nghiên cứu được đăng trên trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
- Có nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập đúng quy định về thời hạn, cấp học, ngành học và trình độ đào tạo... đã được Bộ cử đi học.
- Báo cáo tiến độ và kết quả học tập bằng văn bản về đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý công chức theo quy định hiện hành.
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
...
Theo quy định thì công chức Bộ Tư pháp tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì mỗi năm phải xây dựng 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên.
Tóm lại không bắt buộc công chức Bộ Tư pháp tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật hàng năm phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?