Công an xã sẽ được xử phạt người vi phạm giao thông trong trường hợp nào? Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và Công an xã?
Công an xã sẽ được xử phạt người vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác như sau:
- Trong trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
- Khi phát hiện người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ có các hành vi vi phạm pháp luật thì Công an xã sẽ có thẩm quyền xử phạt gồm:
+ Không đội mũ bảo hiểm theo quy định;
+ Chở quá số người quy định;
+ Chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn quy định;
+ Dừng, đỗ xe không đúng quy định;
+ Phóng nhanh, lạng lách, đánh võng;
+ Không có gương chiếu hậu ở bên trái;
+ Sử dụng ô (dù);
+ Chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định hoặc
+ Phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thì được xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Công an xã trong trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì sẽ được xử phạt những hành vi vi phạm thuộc địa bàn xã quản lý trên.
Lưu ý:
Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý.
Trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc của các hành vi vi phạm nêu trên, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Công an xã sẽ được xử phạt người vi phạm giao thông trong trường hợp nào? Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và Công an xã? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và Công an xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ:
a) Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;
b) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Theo đó, lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã sẽ có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
- Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
...
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát Giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương mình phụ trách.
Như vậy, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát Giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương mình phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cho thuê nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành cơ quan Trung ương theo Quyết định 891 như thế nào?
- Ngày 31 12 có sự kiện gì? Ngày 31 12 cung gì? Ngày 31 12 có phải là ngày lễ lớn của đất nước hay không?
- Tải về đơn sửa đổi bổ sung nội dung đơn khởi kiện vụ án ly hôn? Được khởi kiện lại yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng khi đã bị trả lại đơn khởi kiện không?
- Bài văn nghị luận về tình bạn ngắn gọn? Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình bạn chọn lọc?
- Khi công nhận quyền sử dụng đất thuê thì thời hạn cho thuê đất là thời hạn được quy định như thế nào?