Cồn thực phẩm là gì? Ai có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung chất chỉ thị màu vào sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm?

Tôi có câu hỏi là cồn thực phẩm là gì? Ai có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung chất chỉ thị màu vào sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm? Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Cồn thực phẩm là gì?

Cồn thực phẩm được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.

cồn thực phẩm

Cồn thực phẩm là gì? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung chất chỉ thị màu vào sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm?

Trách nhiệm hướng dẫn bổ sung chất chỉ thị màu vào sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
1. Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm.

Rượu bia có phải là đồ uống có cồn thực phẩm không?

Rượu bia có phải là đồ uống có cồn thực phẩm không, thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

Như vậy, theo quy định trên thì rượu bia điều là đồ uống có cồn thực phẩm.

Công ty sản xuất bia rượu có được sử dụng người dưới 18 tuổi trực tiếp tham gia vào sản xuất không?

Công ty sản xuất bia rượu có được sử dụng người dưới 18 tuổi trực tiếp tham gia vào sản xuất không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Theo quy định trên thì sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia là hành vi cấm.

Cho nên công ty sản xuất bia rượu không được sử dụng người dưới 18 tuổi trực tiếp tham gia vào sản xuất.

Phòng chống tác hại của rượu bia Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống tác hại của rượu bia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức các cuộc thi sáng kiến về phòng chống tác hại của rượu bia có nằm trong nội dung hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia hay không?
Pháp luật
Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không?
Pháp luật
Hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia có nằm trong nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia không?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia Ủy ban nhân dân tỉnh có phải đưa hoạt động truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm không?
Pháp luật
Chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu?
Pháp luật
Khi tổ chức cuộc thi tìm hiểu phòng chống tác hại của rượu bia thì tổng số buổi tập khi thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ là bao nhiêu buổi?
Pháp luật
Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật được không?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia mức chi tối đa cho các khoản điện, nước, văn phòng phẩm, phô tô tài liệu để duy trì hoạt động tư vấn cai nghiện rượu, bia là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia, cơ quan nào là đầu mối xây dựng nội dung của các tài liệu mẫu, tài liệu chuẩn về phòng chống tác hại của rượu bia?
Pháp luật
Công tác phòng, chống tác hại của rượu bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội 2024 được tăng cường thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tác hại của rượu bia
617 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tác hại của rượu bia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: