Con nuôi liệt sĩ có được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật không?
Con nuôi liệt sĩ có được xem là thân nhân của người có công với cách mạng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Chiếu theo quy định này thì con nuôi của liệt sĩ là một trong 04 nhóm đối tượng được xem là thân nhân của người có công với cách mạng và được hưởng các quyền lợi của đối tượng này.
Con nuôi liệt sĩ có được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật không? (hình từ Internet)
Con nuôi liệt sĩ có được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo quy định không?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng, ở lại cư trú bất hợp pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
3.1. Tuyển chọn lao động
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
Như đã phân tích ở trên, con nuôi liệt sĩ là thân nhân của người có công với cách mạng. Do đó con nuôi liệt sỹ (tại các địa phương có ký kết thỏa thuận với phía Hàn Quốc về việc tiếp nhận lao động làm việc thời vụ tại nước này) là đối tượng được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Nguồn vốn hỗ trợ cho lao động là con nuôi liệt sĩ vay để làm việc thời vụ tại Hàn Quốc được trích từ đâu?
Tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
Đối chiếu với quy định này thì nguồn vốn hỗ trợ cho lao động là con nuôi liệt sĩ vay để làm việc thời vụ tại Hàn Quốc được trích từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Đồng thời tại Điều 20 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về các đối tượng được Quỹ quốc gia về việc làm hỗ trợ vay vốn như sau:
Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm
Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
1. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
2. Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lưu ý: Các Điều khoản sử dụng trong bài viết này chỉ áp dụng cho trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?