Con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm thanh toán hay không?
- Con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm thanh toán hay không?
- Trường hợp giao dịch mua bán giữa con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone bị tuyến bố vô hiệu thì hậu quả giải quyết thế nào?
- Cha mẹ của trẻ có thời hạn bao lâu để yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán giữa con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone vô hiệu?
Con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm thanh toán hay không?
Con chưa thành niên bị dụ dỗ mua iPhone thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm thanh toán hay không thì cần xét điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Ngoài ra, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, xác lập, thực hiện được quy định tại Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định thì các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó sẽ không bị vô hiệu. Tuy nhiên giao dịch ở đây là mua bán iPhone, không phải là giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Cho nên người chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone thì giao dịch này có thể bị vô hiệu nếu như cha mẹ của trẻ yêu cầu tuyên bố giao dịch này vô hiệu.
Cha mẹ của trẻ không có trách nhiệm thanh toán cho giao dịch mua bán này nếu như không có nhu cầu.
Con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm thanh toán hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp giao dịch mua bán giữa con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone bị tuyến bố vô hiệu thì hậu quả giải quyết thế nào?
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Theo đó, đối với giao dịch ân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, trong trường hợp này nếu cha mẹ của trẻ không đồng ý thanh toán thì sẽ phải trả lại iPhone cho bên bán, trường hợp trẻ có làm hư hỏng gì chiếc điện thoại thì cha mẹ của trẻ có trách nhiệm bồi thường cho bên bán.
Cha mẹ của trẻ có thời hạn bao lâu để yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán giữa con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone vô hiệu?
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Theo đó thì cha mẹ của trẻ có thời hạn 02 năm kể từ lúc biết được giao dịch, để yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán giữa con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?