Con cái bất hiếu thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết không?
Hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
"Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận."
Bên cạnh đó tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:
"Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản."
Con cái bất hiếu thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết không? (hình từ Internet)
Theo đó, việc tặng cho tài sản là bất động sản sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Hơp đồng tặng cho bất động sản là hợp đồng mà bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Đối với tài sản tặng cho là bất động sản thì việc tặng cho phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Con cái bất hiếu thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết không?
Theo quy định thì tài sản tặng cho đã dược chuyển quyền sở hữu thì không thể đòi lại được. Tuy nhiên, nếu hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết trước đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại.
Cụ thể tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại."
Theo đó đó người nhận tặng cho sẽ chỉ được nhận tài sản khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà người tặng cho đã đưa ra trong hợp đồng tặng cho. Những nghĩa vụ đó trong trường hợp này có thể sẽ là việc chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu thuận với bố mẹ vợ, bố mẹ chồng hay thờ cúng tổ tiên.
Trong trường hợp trên người con dâu đã không thực hiện được nghĩa vụ trên đó là không hiếu thuận, chăm sóc, có thái độ không tốt với cha mẹ chồng, đồng thời trong hợp đồng tặng cho cha mẹ có kèm thêm điều khoản đó thì hoàn toàn có thể đòi lại được căn nhà.
Hợp đồng vô hiệu thì bên tặng cho tài sản có thể đòi lại tài sản của mình hay không?
Như đã nêu ở trên thì hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Trường hợp không thực hiện công chứng hoặc việc tặng cho không được lập thành văn bản thì được xem là hợp đồng vô hiệu.
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
"Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."
Theo đó, trường hợp hợp đồng giao dịch vô hiệu thì các bên phải trả lại những gì đã nhận, khi đó bên tặng cho tài sản có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?