Có truy tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với cá nhân trong ngành BHXH Việt Nam hay không?
Có truy tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với cá nhân trong ngành BHXH Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 2 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2024 quy định về mục đích tặng Kỷ niệm chương:
Kỷ niệm chương là hình thức khen thưởng của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tặng thưởng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành BHXH Việt Nam.
Và theo Điều 3 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2024 quy định nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải thực hiện đúng các quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và trao tặng tại Quy chế này, đảm bảo, công bằng, dân chủ, công khai và kịp thời.
Như vậy, sẽ không thực hiện truy tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với các cá nhân trong ngành BHXH Việt Nam hoặc các đối tượng khác theo quy định.
Đặc biệt, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được xét tặng một lần cho cá nhân.
Có truy tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với cá nhân trong ngành BHXH Việt Nam hay không? (Hình từ Internet).
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương là gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2024 về tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương đối với từng đối tượng cụ thể như sau:
- Đối với công chức, viên chức, người lao động đang công tác trong ngành BHXH Việt Nam có đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành BHXH Việt Nam:
+ Có tổng thời gian công tác trong ngành BHXH Việt Nam từ đủ 20 năm trở lên đối với nam, 17 năm trở lên đối với nữ,
+ Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Lưu ý: Thời gian thi hành kỷ luật; thời gian được đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở xuống không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Đối với các cá nhân làm công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành BHXH Việt Nam:
+ Có tổng thời gian làm công tác BHXH, BHYT, BHTN từ đủ 20 năm trở lên đối với nam, 17 năm trở lên đối với nữ;
+ Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Lưu ý: Thời gian thi hành kỷ luật; thời gian được đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở xuống không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị, đoàn thể ở Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương:
+ Có nhiều đóng góp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành BHXH Việt Nam;
+ Không yêu cầu về thời gian công tác.
- Đối với lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện và tương đương thuộc các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị ở Trung ương; Giám đốc, Phó Giám đốc các sở, ban, ngành tương đương và tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức có trách nhiệm phối hợp hoặc trực tiếp phối hợp thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN có hiệu quả;
- Đã đảm nhiệm chức vụ liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN từ đủ 3 năm trở lên.
- Đối với cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài:
+ Có thành tích trong việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác của BHXH Việt Nam với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành BHXH Việt Nam.
- Cá nhân thuộc các trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định theo đề nghị của:
+ Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc;
+ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
+ Văn phòng Hội đồng Quản lý BHXH;
+ Văn phòng Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam;
+ Văn phòng Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam;
+ Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng ngành BHXH;
+ Tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan BHXH Việt Nam;
+ Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng;
+ Giám đốc BHXH Công an nhân dân.
Quy trình và hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2024 có quy định về quy trình và hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương
Bước 1: Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng và Giám đốc BHXH Công an nhân dân tổ chức họp xét thành tích của các trường hợp đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương và lập Tờ trình kèm hồ sơ liên quan đối với những cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ, Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định, tổng hợp trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định.
Hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương
- Hồ sơ đề nghị xét tăng Kỷ niệm chương gồm:
+ Tờ trình đề nghị tặng Kỷ niệm chương;
+ Danh sách, trích ngang tóm tắt thành tích của các trường hợp đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương. Kèm Bản sao Quyết định khen thưởng nếu thuộc đối tượng xét ưu tiên theo quy định.
- Thành phần, thời hạn gửi hồ sơ
+ Hồ sơ được lập thành 02 bộ (01 bộ gửi về BHXH Việt Nam, 01 bộ lưu tại đơn vị).
+ Hồ sơ gửi về BHXH Việt Nam (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng):
- Hằng năm gửi trước ngày 30 tháng 10.
- Các trường hợp đột xuất, đặc biệt không quy định thời gian, gửi ngay sau khi hoàn thiện hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?