Có thể vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa tại các cơ quan hành chính nhà nước hay không? Không được vận động những đối tượng nào đóng góp vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa?
Quỹ đền ơn đáp nghĩa được phân thành mấy cấp theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 174 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về việc quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở bốn cấp, gồm: Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện và Quỹ cấp xã. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp có Ban quản lý Quỹ và bộ phận giúp việc cho Ban quản lý Quỹ theo từng cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện được sử dụng con dấu riêng để giao dịch; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã để giao dịch.
3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước.
4. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp thực hiện hạch toán độc lập, áp dụng chế độ kế toán đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quyết toán thu, chi theo quy định của pháp luật có liên quan; không cho vay để sinh lời, kết dư Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được luân chuyển sang năm tiếp theo.
Từ quy định trên thì Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở bốn cấp, gồm: Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện và Quỹ cấp xã. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp có Ban quản lý Quỹ và bộ phận giúp việc cho Ban quản lý Quỹ theo từng cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện được sử dụng con dấu riêng để giao dịch; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã để giao dịch.
Tài khoản của Quỹ đền ơn đáp nghĩa phải được mở tại kho bạc nhà nước.Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp thực hiện hạch toán độc lập, áp dụng chế độ kế toán đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quyết toán thu, chi theo quy định của pháp luật có liên quan; không cho vay để sinh lời, kết dư Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được luân chuyển sang năm tiếp theo.
Có thể vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa tại các cơ quan hành chính nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Có thể vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa tại các cơ quan hành chính nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 177 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về phạm vi của Quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
Phạm vi vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã vận động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn do cấp xã trực tiếp quản lý.
2. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện vận động đối với:
a) Các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội do cấp huyện trực tiếp quản lý.
b) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ quan quân sự và công an cấp huyện.
c) Các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trên địa bàn.
3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh vận động đối với:
a) Các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
b) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ quan quân sự và công an cấp tỉnh.
c) Các doanh nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
4. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương vận động đối với:
a) Các cơ quan của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp do cơ quan trung ương quản lý.
c) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Ban cơ yếu Chính phủ.
d) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an.
đ) Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức trung ương trực tiếp quản lý, cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, người Việt Nam làm việc sinh sống ở nước ngoài.
Như vậy, có thể thực hiện vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Không được vận động những đối tượng nào đóng góp vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa?
Căn cứ Điều 178 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa như sau:
Đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Người chưa đủ 18 tuổi và người đã nghỉ hưu.
2. Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh.
3. Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
4. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội.
5. Người đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
6. Người mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, khi thực hiện vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa cần chú ý không được vận động những đối tượng:
- Người chưa đủ 18 tuổi và người đã nghỉ hưu.
- Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh.
- Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội.
- Người đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?