Có thể tự ý thay đổi tên mà không cần sự đồng ý của ba mẹ không? Có thể tiến hành thủ tục thay đổi tên tại nơi tạm trú không?
Trường hợp nào cá nhân có quyền thay đổi tên theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp:
"Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định."
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ."
Căn cứ quy định trên, như bạn trình bày thì tên của bạn sử dụng gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến danh dự, quyền và lợi ích của bạn thì bạn có quyền thay đổi tên theo quy định điểm a khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015.
Có thể tự ý thay đổi tên mà không cần sự đồng ý của ba mẹ không?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Như vậy, trường hợp bạn 22 tuổi (trên 18 tuổi) thì bạn có thể tự mình quyết định có thay đổi tên không cần sự đồng ý của bố mẹ.
Thay đổi tên
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm những giấy tờ nào để tiến hành thay đổi tên? Thủ tục tiến hành như thế nào?
Theo quy định Luật hộ tịch 2014 bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau để tiến hành thay đổi tên:
- Đơn (tờ khai) xin thay đổi, cải chính họ, tên cho con (theo mẫu ở UBND phường, xã).
- Giấy khai sinh .
- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu.
- Các giấy tờ khác liên quan đến việc thay đổi, cải chính tên.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thay đổi tên được tiến hành theo Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Bước 1: Nộp Tờ khai
Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 2: Nhận kết quả theo khoản 2 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi tên là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Có thể tiến hành thủ tục thay đổi tên tại nơi tạm trú không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
"Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch."
Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký thay đổi tên tại nơi tạm trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn tạm trú phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây ghi vào Sổ hộ tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?