Có thể tiến hành giám định tư pháp trong trường hợp được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án đã thực hiện giám định hay không?
- Có thể tiến hành giám định tư pháp trong trường hợp được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án đã thực hiện giám định hay không?
- Người giám định tư pháp được phép độc lập đưa ra kết luận giám định hay không?
- Tổ chức được yêu cầu giám định tư pháp có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp đưa ra kết quả giám định sai hay không?
Có thể tiến hành giám định tư pháp trong trường hợp được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án đã thực hiện giám định hay không?
Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 bao gồm những trường hợp cụ thể như sau:
(1) Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(2) Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy trong trường hợp được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc đã thực hiện giám định thì người có thẩm quyền không được thực hiện giám định tư pháp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giám định tư pháp
Người giám định tư pháp được phép độc lập đưa ra kết luận giám định hay không?
Quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 23 Luật Giám định tư pháp 2012, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 cụ thể như sau:
(1) Người giám định tư pháp có quyền:
a) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
b) Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
c) Độc lập đưa ra kết luận giám định.
d) Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp;
đ) Từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
e) Được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.
(2) Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
(3) Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Như vậy, người giám định tư pháp được phép đưa ra kết luận một cách độc lập. Tuy nhiên, kết luận này phải dựa vào cơ sở của những kết quả thực nghiệm, xét nghiệm thu được trước đó.
Tổ chức được yêu cầu giám định tư pháp có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp đưa ra kết quả giám định sai hay không?
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp theo quy định tại Điều 24 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 như sau:
(1)Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền:
a) Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định;
b) Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;
c) Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định.
(2) Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, phải phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn.
Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện giám định, trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định thì phải phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định;
b) Bảo đảm thời gian, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết;
c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;
d) Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn;
đ) Chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp do mình đưa ra.
Có thể thấy, trong trường hợp người thực hiện giám định do tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định phân công có hành vi cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, thì tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong trường hợp người có thẩm quyền được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc đã thực hiện giám định thì người đó không được thực hiện giám định tư pháp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Pháp luật cũng quy định một cách cụ thể quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp và tổ chức được yêu cầu, trưng cầu giám định tư pháp; trong đó, người giám định tư pháp được đưa ra kết luận độc lập. Tuy nhiên, trong trường hợp người thực hiện giám định do tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định phân công có hành vi cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, thì tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?