Có thể thu tạm ứng án phí vụ án dân sự chỉ dựa trên cơ sở giá tài sản ghi trong hồ sơ vụ án hay không?
- Có thể thu tạm ứng án phí vụ án dân sự chỉ dựa trên cơ sở giá tài sản ghi trong hồ sơ vụ án hay không?
- Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đối với vụ án dân sự chia tài sản có tính giá ngạch không?
- Người kháng cáo gặp sự kiện bất khả kháng thì có được giảm tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm cần nộp hay không?
Có thể thu tạm ứng án phí vụ án dân sự chỉ dựa trên cơ sở giá tài sản ghi trong hồ sơ vụ án hay không?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí cụ thể như sau:
Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí
1. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau:
a) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
c) Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;
d) Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;
đ) Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.
2. Trường hợp một trong các cơ sở quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.
Từ quy định trên, có thể thấy giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ vụ án là một trong những loại giá tài sản được dùng làm cơ sở thu tạm ứng án phí. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều này cũng nêu rõ, giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ.
Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan nhà nước phải ưu tiên dựa trên giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, sau đó đến giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp rồi mới đến giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ vụ án.
Trường hợp 1 trong 2 cơ sở quy định tại điểm a và điểm b đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.
Do đó, không thể thu tạm ứng án phí chỉ dựa trên cơ sở giá tài sản ghi trong hồ sơ vụ án.
Có thể thu tạm ứng án phí vụ án dân sự chỉ dựa trên cơ sở giá tài sản ghi trong hồ sơ vụ án hay không? (Hình từ Internet)
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đối với vụ án dân sự chia tài sản có tính giá ngạch không?
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức tạm ứng án phí cụ thể như sau:
Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
...
4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
..
Từ những quy định trên, có thể thấy chỉ xét không có giá ngạch hoặc có giá ngạch đối với vụ án dân sự sơ thẩm.
Còn đối với trường hợp vụ án dân sự phúc thẩm, mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
Dẫn chiếu đến quy định tại Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự là 300.000 đồng.
Như vậy, mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng với mức án phí dân sự phúc thẩm, tức 300.000 đồng.
Người kháng cáo gặp sự kiện bất khả kháng thì có được giảm tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm cần nộp hay không?
Căn cứ Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm
Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
Đồng thời, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về trường hợp giảm tạm ứng án phí như sau:
Giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.
...
Như vậy, nếu trường hợp người kháng cáo có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm mà gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí thì có thể được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí cần nôp, với điều kiện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?