Có thể thiết kế biển hiệu của bệnh viện có kèm biểu tượng chữ thập đỏ hay không? Để thành lập bệnh viện cần đáp ứng những điều kiện gì?

Chị muốn hỏi để thành lập cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện thì cần những điều kiện gì? (bao gồm cả điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung và bệnh viện nói riêng). Vậy trường hợp chị muốn thiết kế biển hiệu bệnh viện có thêm biểu tượng chữ thập đỏ kế bên thì có được hay không?

Có thể thiết kế biển hiệu của bệnh viện có kèm biểu tượng chữ thập đỏ hay không?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, quy định về nội dung biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung cụ thể như sau:

"Điều 41. Quy định về nội dung biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
1. Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
3. Thời gian làm việc hằng ngày."

Căn cứ từ những quy định trên, có thể thấy biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung và của bệnh viện nói riêng đều không được phép sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ.

Có thể thiết kế biển hiệu của bệnh viện có kèm biểu tượng chữ thập đỏ hay không?

Có thể thiết kế biển hiệu của bệnh viện có kèm biểu tượng chữ thập đỏ hay không?

Điều kiện chung về cơ sở vật chất và nhân sự cần đáp ứng để thành lập cơ sở khám chữa bệnh là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung được quy định cụ thể về cơ sở vật chất và nhân lực như sau:

“Điều 23a. Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
[...]
3. Nhân lực:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;
c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;
d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;
đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó."

Bệnh viện muốn được cấp giấy phép hoạt động thì cần đáp ứng những điều kiện cụ thể nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định điều kiện cụ thể để cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện như sau:

“Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1. Quy mô bệnh viện:
a) Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất là 30 giường bệnh;
b) Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt, tâm thần phải có ít nhất là 10 giường bệnh.
2. Cơ sở vật chất:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, tùy theo quy mô bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa, bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;
b) Đối với bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;
c) Có máy phát điện dự phòng;
d) Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường.
3. Thiết bị y tế: Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
4. Tổ chức:
a) Các khoa:
- Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;
- Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);
- Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;
- Khoa dược;
- Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.
b) Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác.
5. Nhân sự:
a) Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;
b) Trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện;
c) Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.”

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung và bệnh viện nói riêng.

Đồng thời, đối với những nội dung thể hiện trên biển hiệu của bệnh viện, không thể chứa biểu tượng chữ thập đỏ.


Bệnh viện Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Bệnh viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các bệnh viện hạng III trong quân đội bao gồm những bệnh viện nào?
Pháp luật
Bệnh viện chữa bệnh không có giấy phép hoạt động có bị xử phạt không? Điều kiện để bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Pháp luật
Bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải có bao nhiêu bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa?
Pháp luật
Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Bệnh viện có làm việc chủ nhật không? Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở bệnh viện ngày chủ nhật được không?
Pháp luật
Hội đồng truyền máu là gì? Bệnh viện có bắt buộc phải thành lập hội đồng truyền máu không?
Pháp luật
Có thể thiết kế biển hiệu của bệnh viện có kèm biểu tượng chữ thập đỏ hay không? Để thành lập bệnh viện cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện là gì? Trong cơ cấu tổ chức hoạt động dinh dưỡng, khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận nào?
Pháp luật
Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện có bộ phận dinh dưỡng điều trị không? Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện là ai?
Pháp luật
Phẫu thuật thủy tinh thể trên mắt độc nhất sẽ do bệnh viện hạng II hay hạng III tiến hành thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viện
3,174 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh viện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào