Có thể ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp dưới hình thức hợp đồng độc quyền hay không?

Tôi muốn hỏi đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu tập thể có thể được chuyển quyền sử dụng hay không? Công ty tôi dự định thực hiện chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu tập thể nhưng không biết có quy định nào bắt buộc về đối tượng được nhận chuyển giao hay không? Có thể ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp dưới hình thức hợp đồng độc quyền hay không? Có thể thỏa thuận điều khoản hạn chế quyền của bên được chuyển quyền trong hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp không? Vui lòng tư vấn giúp tôi.

Có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu tập thể hay không?

Căn cứ Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định những hạn chế đối với việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm:

"Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này."

Theo đó, quyền sử dụng sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao trong trường hợp tổ chức, cá nhân đó là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó; nếu không thì sẽ thuộc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng.

Có thể ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp dưới hình thức hợp đồng độc quyền hay không?

Có thể ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp dưới hình thức hợp đồng độc quyền hay không?

Có thể ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp dưới hình thức hợp đồng độc quyền hay không? (Nguồn ảnh: Internet)

Căn cứ Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm:

"Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:
1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác."

Dựa vào những quy định trên, có thể thấy giữa công ty bạn và công ty B khi muốn ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì hoàn toàn có thể đăng ký dưới dạng hợp đồng độc quyền nếu giữa bạn và công ty B có thỏa thuận điều khoản trong thời hạn chuyển giao, công ty B được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Đồng thời công ty bạn cũng không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của công ty B.

Có thể thỏa thuận điều khoản hạn chế quyền của bên được chuyển quyền trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không?

Căn cứ Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nội dung của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm những thành phần sau:

"Điều 144. Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
c) Dạng hợp đồng;
d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
đ) Thời hạn hợp đồng;
e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;
g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền."

Đồng thời, khoản 2 và khoản 3 Điều này có quy định:

"2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mặc nhiên bị vô hiệu."

Như vậy, có thể thấy đối với hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, các bên chỉ được giao kết với nhau những nội dung theo quy định tại khoản 1 nêu trên.

Trường hợp muốn thỏa thuận về điều khoản hạn chế quyền của bên được chuyển quyền thì nội dung của những điều khoản này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các điều khoản hạn chế quyền này bất hợp lý thì sẽ mặc nhiên bị vô hiệu.

Đối tượng sở hữu công nghiệp
Sở hữu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thế nào?
Pháp luật
Công ước Paris là gì? Điều kiện hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có được yêu cầu cấp Bằng độc quyền cho nhiều kiểu dáng công nghiệp không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định không?
Pháp luật
Cá nhân muốn đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp 2024 là bao nhiêu và có còn được giảm 50% không? Việc thu phí, lệ phí được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Thông tư 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp? Việc tiếp nhận đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đối tượng sở hữu công nghiệp
2,984 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đối tượng sở hữu công nghiệp Sở hữu công nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào