Có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng Cổng dịch vụ công quốc gia không?
- Có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng Cổng dịch vụ công quốc gia không?
- Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn nào?
Có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng Cổng dịch vụ công quốc gia không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước 2023 quy định về phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
5. Phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
c) Văn bản cung cấp thông tin;
d) Ứng dụng định danh quốc gia;
đ) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
e) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
7. Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
...
Như vậy, có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng Cổng dịch vụ công quốc gia không? (hình từ internet)
Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia như sau:
- Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ Công an;
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thì thực hiện cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Chủ thể thông tin xác nhận nội dung đồng ý hoặc không đồng ý cho phép tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
4. Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Như vậy, theo quy định trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?