Có thể hợp nhất 02 Văn phòng công chứng lại với nhau không? Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào cho việc hợp nhất Văn phòng công chứng?
- Có thể hợp nhất 02 Văn phòng công chứng lại với nhau không?
- Hồ sơ để hợp nhất Văn phòng công chứng gồm những loại giấy tờ nào?
- Thủ tục đăng ký hợp nhất Văn phòng công chứng quy định thế nào?
- Trong thời gian đăng ký hợp nhất, 02 Văn phòng công chứng có thể tiếp tục hoạt động trong khi chờ quyết định hay không?
Có thể hợp nhất 02 Văn phòng công chứng lại với nhau không?
Căn cứ Điều 28 Luật Công chứng 2014 quy định về sáp nhập, hợp nhất văn phòng công chứng như sau:
"Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng
1. Hai hoặc một số Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.
Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng."
Như vậy, anh và bạn của mình có thể hợp nhất hai Văn phòng công chứng với nhau để tạo nên một Văn phòng công chứng hoàn toàn mới. Nhưng điều kiện là Văn phòng công chứng của anh và bạn của mình phải cùng nằm trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời cả hai phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, và chấm dứt hoạt động của hai Văn phòng công chứng cũ.
Hợp nhất 02 Văn phòng công chứng lại với nhau không?
Hồ sơ để hợp nhất Văn phòng công chứng gồm những loại giấy tờ nào?
Theo khỏan 1 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để hợp nhất Văn phòng công chứng như sau:
"Điều 13. Hợp nhất Văn phòng công chứng
1. Các Văn phòng công chứng hợp nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồ sơ hợp nhất tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
a) Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng được hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng hợp nhất; thời gian thực hiện hợp nhất; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng được hợp nhất sang Văn phòng công chứng hợp nhất; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng hợp nhất; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng được hợp nhất và các nội dung khác có liên quan.
Mỗi Văn phòng công chứng hợp nhất cử một công chứng viên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng hợp nhất;
b) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;
c) Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
d) Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng được hợp nhất."
Thủ tục đăng ký hợp nhất Văn phòng công chứng quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký hợp nhất Văn phòng công chứng như sau:
"Điều 13. Hợp nhất Văn phòng công chứng
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời thực hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Trong thời gian đăng ký hợp nhất, 02 Văn phòng công chứng có thể tiếp tục hoạt động trong khi chờ quyết định hay không?
Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về hợp nhất Văn phòng công chứng có ghi cụ thể như sau:
"Điều 13. Hợp nhất Văn phòng công chứng
...
5. Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, các Văn phòng công chứng được hợp nhất tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng hợp nhất được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, yêu cầu công chứng đang thực hiện tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ công chứng của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.
Như vậy, trong thời gian chờ Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất thì cả hai văn phòng có thể tiếp tục hoạt động đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký từ Sở Tư pháp.
Tải về mẫu quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?