Có thể ghi trên giấy ủy quyền là có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi có văn bản thay thế không?
Có thể ghi trên giấy ủy quyền là có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi có văn bản thay thế không?
Có thể ghi trên giấy ủy quyền là có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi có văn bản thay thế không, thì tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu:
Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
...
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Căn cứ theo khoản 1 nêu trên thì có nêu về trường hợp thời hạn ủy quyền theo văn bản ủy quyền. Mà văn bản ủy quyền trong trường hợp chị nêu có quy định rõ là "có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi có văn bản thay thế Giấy uỷ quyền này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật".
Nội dung này có nghĩa là thời hạn của Giấy ủy quyền này có thể kéo dài từ ngày ký cho đến ngày có văn bản thay thế, bãi bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực theo khoản 3 Điều 140 Bộ Luật dân sự.
Chỉ khi nào văn bản ủy quyền không đề cập gì về thời hạn hoặc cụ thể hơn là câu trên của văn bản ủy quyền của chị không có cụm từ "cho đến khi có văn bản thay thế Giấy uỷ quyền này" thì lúc đó mới áp dụng điểm b khoản 2 Điều 140 và xem là "không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Giấy ủy quyền (Hình từ Internet)
Giấy ủy quyền hết hiệu lực trong những trường hợp nào?
Giấy ủy quyền hết hiệu lực trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện hiện quá phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền sẽ có hậu quả như thế nào?
Giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện hiện quá phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền sẽ có hậu quả được quy định tại Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
(2) Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
(3) Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản (1).
(4) Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết tây, tết ta là gì? Tết tây cách tết ta bao nhiêu ngày? Tết tây, tết ta người lao động được nghỉ làm hưởng lương tổng cộng bao nhiêu ngày?
- Can thiệp thị trường điện là gì? Trường hợp nào can thiệp thị trường điện? Nhà máy điện chấm dứt tham gia thị trường điện khi nào?
- Mẫu Bản án hình sự phúc thẩm là mẫu nào? Tải mẫu mới nhất? Hướng dẫn viết Bản án phúc thẩm chi tiết nhất?
- Thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Quyết định 891 thực hiện ra sao?
- Mẫu bảng tính lương tháng 13? Cách tính lương tháng 13 theo ngày làm việc? Lương tháng 13 có tính thuế không?