Có thể đòi lại điện thoại mất từ người thứ ba ngay tình hay không? Mua lại điện thoại trộm cắp có bị xử lý hình sự không?
Mất điện thoại đã qua mua bán có đòi lại tài sản được không?
Căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu."
Theo quy định trên, chiếc điện thoại iphone 13 của bạn là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu do bạn đã làm mất điện thoại và người chiếm hữu ngay tình (chị X) có được chiếc điện thoại này dựa trên một giao dịch có đền bù (mua bán, trao đổi…) với anh Y thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất. Do chiếc điện thoại là tài sản do trộm cắp mà có, việc chị X chiếm hữu chiếc điện thoại hoàn toàn nằm ngoài ý chí của người chủ sở hữu. Vì vậy trong tình huống của bạn thì bạn có quyền đòi lại tài sản của mình cụ thể chiếc điện thoại iphone 13.
Mất điện thoại
Mất điện thoại đòi lại tài sản như thế nào từ người thứ ba ngay tình?
Căn cứ theo Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:
“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Như vậy, để đòi lại tài sản bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị X trả lại chiếc điện thoại cho bạn. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình do bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của mình.
Mua lại điện thoại trộm cắp có bị xử lý hình sự không?
Căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Theo quy định trên, nếu chị X biết rõ chiếc iphone 13 do anh Y ăn cắp mà chị X vẫn cố tình mua thì hành vi của chị X có thể bị thì bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù về “tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mặt khác, cũng căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015 để xác định người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có”. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có. Như vậy, nếu chị X mua điện thoại mà không biết đó là tài sản người khác bị mất điện thoại do trộm cắp bị thì không bị xử lý theo Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?