Có thể bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mà không phải thi hoặc xét thăng hạng đối với giáo viên mầm non hay không?
Có thể bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mà không phải thi hoặc xét thăng hạng đối với giáo viên mầm non hay không?
Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
...
Theo đó, trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)
Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (nội dung này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Có thể bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mà không phải thi hoặc xét thăng hạng đối với giáo viên mầm non hay không? (Hình từ Internet)
Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được xếp lương như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
...
Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được xếp lương như sau:
- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non được quy định như thế nào?
Theo Điều 2a Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
3. Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Theo đó, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non được quy định như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?