Có tạm giữ thẻ Căn cước công dân đối với người đang bị tạm giữ hình sự hay không? Ai có thẩm quyền?
Có tạm giữ thẻ Căn cước công dân đối với người đang bị tạm giữ hình sự hay không?
Theo khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Như vậy, đối với người đang bị tạm giữ hình sự sẽ bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân.
Lưu ý: Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật. Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ.
Ai có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân?
Theo khoản 4 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, cơ quan thi hành lệnh tạm giữ có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân đối với người đang bị tạm giữ hình sự.
Có tạm giữ thẻ Căn cước công dân đối với người đang bị tạm giữ hình sự hay không? Ai có thẩm quyền? (Hình từ Internet)
Người đang bị tạm giữ hình sự được trả tự do trong trường hợp nào?
Theo khoản 4 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm giữ
1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Như vậy, nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, Viện kiểm sát phải hủy bỏ quyết đinh tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề khi tiến hành phá/xây dựng nhà ở? Tải mẫu về ở đâu?
- Công ty tài chính có phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp? Tài liệu nào xác định công ty tài chính là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?