Có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao vì cấp bậc của họ tại Nước tiếp nhận không?
- Có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao vì cấp bậc của họ tại Nước tiếp nhận không?
- Những sửa đổi trong thư uỷ nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có làm ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của họ không?
- Cơ quan nào của Nước cử phải thông báo về việc người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình cho Nước tiếp nhận biết?
- Chính quyền Nước tiếp nhận có được vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu không?
Có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao vì cấp bậc của họ tại Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Những người đứng đầu cơ quan đại diện được phân làm ba cấp như sau:
a) Cấp Đại sứ hoặc Đại sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu cơ quan đại diện có hàm tương đương;
b) Cấp Công sứ hoặc Công sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ quốc gia:
c) Cấp đại biện được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao.
2. Trừ những việc liên quan đến ngôi thứ và nghi thức, không được có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện vì cấp bậc của họ.
Theo đó, trừ những việc liên quan đến ngôi thứ và nghi thức, không được có sự phân biệt nào giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao vì cấp bậc của họ tại Nước tiếp nhận.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Những sửa đổi trong thư uỷ nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có làm ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của họ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày và giờ nhậm chức, theo Điều 13.
2. Những sửa đổi trong thư uỷ nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện, nếu không đề cập đến việc thay đổi về cấp, không ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của họ.
3. Điều này không ảnh hưởng gì đến các tập tục tại Nước tiếp nhận đối với ngôi thứ của người đại diện Toà thánh Va-ti-căng.
Như vậy, những sửa đổi trong thư uỷ nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nếu không đề cập đến việc thay đổi về cấp, không ảnh hưởng gì đến ngôi thứ của họ.
Cơ quan nào của Nước cử phải thông báo về việc người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình cho Nước tiếp nhận biết?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nếu chức vị người đứng đầu cơ quan đại diện bị khuyết hoặc nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình thì một đại diện lâm thời sẽ tạm thời là người đứng đầu cơ quan đại diện. Họ tên của đại biện lâm thời đó, hoặc do người đứng đầu cơ quan đại diện, hoặc, nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không làm được, do Bộ Ngoại giao Nước cử đi thông báo cho Bộ ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
2. Trong trường hợp không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử đi có thể, với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đại diện.
Như vậy, thông báo về việc người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình và tạm thời do đại biện lâm thời đảm nhận cho Nước tiếp nhận biết sẽ do Bộ Ngoại giao Nước cử thực hiện.
Chính quyền Nước tiếp nhận có được vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện.
2. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện.
3. Trụ sở của cơ quan đại diện, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.
Như vậy, chính quyền Nước tiếp nhận không được vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?