Cơ sở X quang phải đặt ở nơi như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn bức xạ ion hoá? Một cơ sở X quang có tối thiểu bao nhiêu phòng riêng biệt?
Cơ sở X quang phải đặt ở nơi như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn bức xạ ion hoá?
Cơ sở X quang phải đặt ở nơi theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6561:1999 như sau:
Địa điểm của một cơ sở X quang
Cơ sở X quang phải đặt ở nơi cách biệt, bảo đảm không gần các khoa như khoa nhi, khoa phụ sản, khu vực dòng người qua lại v.v...
Theo quy định trên, cơ sở X quang phải đặt ở nơi cách biệt, bảo đảm không gần các khoa như khoa nhi, khoa phụ sản, khu vực dòng người qua lại v.v...
An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y tế (Hình từ Internet)
Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm bao nhiêu phòng riêng biệt?
Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6561:1999 như sau:
Bố trí một cơ sở X quang
Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt sau đây:
- phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân;
- phòng đặt máy X quang;
- phòng xử lý phim (phòng tối);
- phòng (hoặc nơi) làm việc của các nhân viên bức xạ.
4.1. Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân
Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân phải tách biệt với phòng máy X quang. Liều giới hạn ở mọi điểm trong phong này không được vượt quá liều giới hạn cho phép là 1 mSv/năm.
4.2. Phòng đặt máy X quang
Phòng đặt máy X quang đáp ứng các yêu cầu sau:
a) thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành thao tác máy, di chuyển an toàn bệnh nhân. Diện tích phòng tối thiểu là 25 m2, trong chiều rộng tối thiểu là 4,5 m, chiều cao phải trên 3 m cho một máy X quang bình thường.
Đối với các phòng đặt máy X quang dùng chụp ảnh vú, chụp ảnh răng và chụp cắt lớp điện toán (CT scanner) phải tuân thủ kích thước tiêu chuẩn quy định trong phụ lục A.
Đối với những loại máy mới có thiết kế phòng đặt máy kèm theo của hãng sản xuất, nếu kích thước nhỏ hơn quy định ở trên thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi tính toán, thiết kế độ dầy của tường, trần, sàn và các cửa của phòng X quang phải chú ý đến đặc trưng của thiết bị (điện thế, cường độ dòng điện), thời gian sử dụng máy, hệ số chiếm cứ bên ngoài phòng X quang mà tính toán chiều dày thích hợp cho từng bức tường, cửa, trần, sàn nhà. Đặc biệt ở các chỗ giáp nối giữa tường và các cửa hoặc giữa các bức tường của phòng máy X quang phải được thiết kế, xây dựng bảo đảm mức bức xạ rò thoát ra ngoài không vượt quá 1 mSv/năm (không kể phông bức xạ tự nhiên).
Các bức tường của phòng X quang phía ngoài có lối đi lại phải bảo đảm liều bức xạ cho phép trong một năm không được vượt quá 1 mSv (không kể phông bức xạ tự nhiên);
c) mép dưới của các cửa thông gió, các cửa sổ không có che chắn bức xạ của phòng X quang phía ngoài có người qua lại phải có độ cao tối thiểu là 2 m so với sàn nhà phía ngoài phòng X quang;
d) phải có đèn hiệu và biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt gắn phía bên ngoài cửa ra vào phòng X quang. Đèn hiệu phải phát sáng trong suốt thời gian máy có chế độ phát bức xạ;
e) việc lắp đặt máy X quang phải bảo đảm: khi máy hoạt động, chùm tia X không phát ra hướng có cửa ra vào hoặc hướng có nhiều người qua lại và phải được che chắn bảo vệ tầm nhìn của mắt khỏi nguồn bức xạ. Chiều cao tấm chắn phải trên 2 m kể từ sàn nhà, chiều rộng tấm chắn tối thiểu là 90 cm và độ dày tương đương là 1,5 mm chì;
g) các phòng có bố trí 2 máy X quang thì mỗi khi chiếu, chụp chỉ cho phép vận hành 1 máy;
h) tùy theo mỗi loại máy mà bàn điều khiển được đặt trong hoặc ngoài phòng X quang. Phải có kính chì để quan sát bệnh nhân và phải bảo đảm liều giới hạn tại bàn điều khiển không được vượt quá 20mSv/ năm tức là 10mSv/h (không kể phông bức xạ tự nhiên).
4.3. Phòng xử lý phim (phòng tối)
- Phòng xử lý phim phải biệt lập với phòng X quang.
- Phòng xử lý phim phải bảo đảm liều không ảnh hưởng đến quá trình xử lý phim và bảo đảm cho các phim chưa xử lý không bị chiếu quá liều 10 mGy/tuần (1,13 mR/tuần), không kể phông bức xạ tự nhiên.
- Cửa ra vào phòng xử lý phim không bị chiếu bởi các tia trực tiếp.
- Hộp chuyển catset đặt trong phòng X quang phải có vỏ bọc có độ dầy tương đương là 2 mm chì.
4.4. Phòng (hoặc nơi) làm việc của nhân viên bức xạ
Phòng (hoặc nơi) làm việc của nhân viên bức xạ phải biệt lập với phòng máy X quang. Liều giới hạn cho phép tại bất kỳ điểm nào trong phòng không được vượt quá 1 mSv/năm (không kể phông bức xạ tự nhiên).
Như vậy, một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt sau đây:
- Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân;
- Phòng đặt máy X quang;
- Phòng xử lý phim (phòng tối);
- Phòng (hoặc nơi) làm việc của các nhân viên bức xạ.
Máy chụp X quang chẩn đoán của cơ sở X quang phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Máy chụp X quang chẩn đoán của cơ sở X quang phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6561:1999 như sau:
(1) Mức rò thoát bức xạ qua vỏ bọc bóng phát tia X ở bất cứ hướng nào lấy trung bình qua thiết diện 100 cm2, ở cách nguồn phát 1 m không được vượt quá 1 mGy/h ở từng công suất xác lập của máy. Trên mặt hộp phải ghi rõ mặt phẳng hội tụ.
(2) Máy chụp X quang chẩn đoán phải có các chụp hình nón chuẩn trục hoặc bộ khu trú chùm tia, (diaphragm) bảo đảm các yêu cầu sau:
- Có cùng mức rò thoát bức xạ như vỏ bọc bóng phát tia X;
- Trên mỗi bộ phận phải ghi rõ kích thước của chùm tia hiệu dụng.
(3) Máy chụp X quang chẩn đoán phải có bộ lọc chùm tia bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đối với các máy X quang có mức điện thế hoạt động cực đại trên 100 kV thì bộ lọc tia X tổng cộng trên cửa chính của vỏ bọc bóng phát tia X phải có độ dày tối thiểu tương đương 2,5 mm nhôm, trong đó có 1,5 mm gắn cố định trong hộp.
- Đối với các máy X quang có mức điện thế làm việc cực đại thấp hơn 100 kV thì bộ lọc tia X tổng cộng phải có độ dày tối thiểu tương đương 2 mm nhôm, trong đó có 1,5 mm lắp sẵn trong hộp.
Đối với các máy X quang dùng trong chụp ảnh vú thì bộ lọc cố định có độ dày tương đương 0,5 mm nhôm.
- Đối với các thiết bị chụp ảnh răng, bộ lọc tia X phải có độ dày tương đương 1,5 mm nhôm. Bộ lọc cố định được lắp sẵn trong bộ lọc bóng phát tia. Tất cả các bộ lọc bổ sung phải ghi rõ độ lọc tương đương trên đó.
(4) Bộ vít khóa
Vỏ bọc bóng và giá đỡ bóng phát tia X phải có các vít khóa tốt để cố định bóng tại vị trí và hướng đã chọn.
(5) Cáp nối
Cáp nối từ bàn điều khiển đến bóng phát tia X phải có chiều dài tối thiểu là 3m. Đối với các máy X quang chụp ảnh răng, hoặc loại di động, xách tay, chiều dài cáp nối tối thiểu là 2m.
(6) Bàn điều khiển
Bàn điều khiển phải bảo đảm các yêu cầu:
- Có đầy đủ các bộ chỉ thị về các thông số hoạt động của máy: điện thế bóng phát tia X, cường độ dòng bóng phát tia X, thời gian chiếu, liều tích phân (miliampe.giây).
- Phải có đèn báo các trạng thái tắt mở của máy phát.
Lưu ý: Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về bảo đảm an toàn bức xạ ion hóa đối với các cơ sở X-quang y tế (khoa, phòng, đơn vị ...) có sử dụng máy X quang để chuẩn đoán, điều trị.
Ngoài việc tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này, các cơ sở X quang y tế còn phải tuân thủ các quy định hiện hành khác có liên quan đến an toàn bức xạ ion hóa.
Các máy gia tốc để chữa bệnh được áp dụng tiêu chuẩn riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?