Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm những gì?
- Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm những gì?
- Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì địa điểm kiểm tra ở đâu?
- Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
- Cục đăng kiểm Việt Nam có những trách nhiệm gì trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất?
Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT, có quy định về hồ sơ kiểm tra như sau:
Hồ sơ kiểm tra
Hồ sơ kiểm tra bao gồm:
1. Văn bản đề nghị kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục X của Thông tư này;
2. Hồ sơ thiết kế thiết bị đã được thẩm định;
3. Tài liệu giới thiệu về quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng thiết bị;
4. Bản kê các tổng thành, bộ phận chính sử dụng để sản xuất thiết bị theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục X của Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế thiết bị đã được thẩm định;
- Tài liệu giới thiệu về quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng thiết bị;
- Bản kê các tổng thành, bộ phận chính sử dụng để sản xuất thiết bị theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm.
Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì địa điểm kiểm tra ở đâu?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT, có quy định về phương thức, địa điểm kiểm tra như sau:
Phương thức, địa điểm kiểm tra
1. Phương thức kiểm tra:
a) Đối với thiết bị sản xuất, hoán cải đơn chiếc: Kiểm tra từng thiết bị;
b) Đối với thiết bị sản xuất, hoán cải hàng loạt: Kiểm tra 01 thiết bị lấy ngẫu nhiên trong lô thiết bị cùng kiểu loại đã được cơ sở sản xuất kiểm tra đạt chất lượng;
2. Địa điểm kiểm tra: Tại cơ sở sản xuất.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì địa điểm kiểm tra là tại cơ sở sản xuất.
Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT, có quy định về thực hiện kiểm tra như sau:
Thực hiện kiểm tra
1. Trình tự, cách thức thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ như nêu tại Điều 9 của Thông tư này nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy hẹn kiểm tra theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian kiểm tra thực tế.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định: Nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thiết bị sản xuất, lắp ráp, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII của Thông tư này.
2. Thời hạn giải quyết:
Giấy chứng nhận được cấp trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra theo quy định.
3. Phí và lệ phí:
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì phải nộp hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
Cục đăng kiểm Việt Nam có những trách nhiệm gì trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT, có quy định về trách nhiệm của cục đăng kiểm Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1.Thống nhất quản lý, tổ chức triển khai và thực hiện công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận cho thiết bị.
2.Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận cho thiết bị theo thẩm quyền.
3.Thống nhất in, quản lý, phát hành các ấn chỉ, biểu mẫu kiểm tra, giấy chứng nhận thiết bị được quy định tại Thông tư này.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật các thiết bị.
5. Công bố danh sách các cơ sở được chứng nhận/chấp nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Thống nhất quản lý, tổ chức triển khai và thực hiện công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận cho thiết bị
- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận cho thiết bị theo thẩm quyền
- Thống nhất in, quản lý, phát hành các ấn chỉ, biểu mẫu kiểm tra, giấy chứng nhận thiết bị được quy định tại Thông tư này
- Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật các thiết bị
- Công bố danh sách các cơ sở được chứng nhận/chấp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?