Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất đúng không?
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường có được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất hay không?
- Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất đúng không?
- Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm gì?
Chất thải rắn công nghiệp thông thường có được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất hay không?
Căn cứ Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, có 03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
(1) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
(2) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
(3) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
Như vậy, đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất thì được tái sử dụng, tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường để làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.
Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
...
Theo quy định, cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
- Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
- Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với các đối tượng nêu trên.
Như vậy, cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể lựa chọn tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất hoặc chuyển giao cho các đối tượng theo quy định nêu trên.
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm gì?
Theo đó, tại khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
(1) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
(2) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
(3) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
(4) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao;
Lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?