Cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi có bắt buộc phải cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi không?

Cho tôi hỏi ấu trùng giống vật nuôi có phải là sản phẩm giống vật nuôi không? Khi sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi có cần đáp ứng điều kiện nào không? Có yêu cầu về việc cấp chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi không? Cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi trong quá trình hoạt động có quyền và nghĩa vụ nào? Mong nhận được hỗ trợ, xin cảm ơn.

Ấu trùng giống vật nuôi có là sản phẩm giống vật nuôi không?

Căn cứ khoản 23 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về sản phẩm giống vật nuôi như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Sản phẩm giống vật nuôi bao gồm con giống, tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền khác được khai thác từ vật nuôi."

Sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi

Sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi

Cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi có cần cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi không?

Cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng điều kiện sau:

* Yêu cầu đối với giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi lưu thông trên thị trường theo Điều 18 Luật Chăn nuôi 2018:

- Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.

- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

* Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi theo Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;

+ Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

+ Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.

- Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.

- Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Kê khai đực giống theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

+ Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

- Tổ chức, cá nhân mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại tinh, phôi;

+ Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;

+ Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất trứng giống gia cầm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật này;

+ Trứng giống được khai thác từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên.

- Tổ chức, cá nhân mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải có hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Luật này.

Theo quy định trên, ta thấy cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi phải có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi.

Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT quy định về chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi như sau:

- Cục Chăn nuôi xây dựng khung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa.

- Tổ chức có chức năng đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo chi tiết trên cơ sở khung nội dung, chương trình đào tạo của Cục Chăn nuôi; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi có quyền và nghĩa vụ nào?

Theo Điều 25 Luật Chăn nuôi 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi như sau:

- Cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi có quyền sau đây:

+ Được sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này;

+ Được hưởng chính sách của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

+ Được giữ bí mật thông tin về hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:

+ Kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

+ Bảo đảm các điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi trong quá trình sản xuất, mua bán;

+ Lưu hồ sơ giống trong thời gian tối thiểu là 03 năm kể từ ngày sản xuất, mua bán;

+ Cung cấp cho người mua sản phẩm giống vật nuôi hồ sơ bao gồm thông tin về tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên giống vật nuôi, số lượng sản phẩm giống vật nuôi xuất bán, hệ phả đối với gia súc, bản công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy trình chăn nuôi;

+ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm giống vật nuôi phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

+ Thu hồi sản phẩm giống vật nuôi không bảo đảm về chủng loại, nguồn gốc, chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Ấu trùng giống vật nuôi
Sản xuất ấu trùng giống vật nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, mua bán ấu trùng giống vật nuôi có bắt buộc phải cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi không?
Pháp luật
Muốn sản xuất ấu trùng giống vật nuôi là tôm thẻ chân trắng thì cần phải đáp ứng điều kiện để được Nhà nước cho phép sản xuất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ấu trùng giống vật nuôi
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ấu trùng giống vật nuôi Sản xuất ấu trùng giống vật nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào