Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư thì có được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp không?

Tôi có câu hỏi là cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư thì có được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Bình Dương.

Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư thì có được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp không?

Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư thì có được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 68/2017/NĐ-CP như sau:

Lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp
1. Lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời vào cụm công nghiệp;
b) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn;
c) Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành;
d) Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động ở địa phương;
đ) Các ngành, nghề, sản phẩm có thể mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương;
e) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được ưu tiên xem xét ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư thì được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.

cụm công nghiệp

Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư thì có được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp không? (Hình từ Internet)

Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư di dời vào cụm công nghiệp có được hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư không?

Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư di dời vào cụm công nghiệp có được hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định 68/2017/NĐ-CP như sau:

Hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp
1. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do Bộ Công Thương thực hiện gồm:
a) Điều tra, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu; tổ chức hội nghị, hội thảo, phối hợp xúc tiến đầu tư; thông tin tuyên truyền, in ấn, xuất bản tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp;
b) Khảo sát, đánh giá, xây dựng chính sách, mô hình quản lý, kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ở trong và ngoài nước.
2. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do địa phương thực hiện gồm:
a) Hoạt động phát triển cụm công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp; lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp;
c) Hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp.
3. Kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp là nguồn kinh phí sự nghiệp; được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư di dời vào cụm công nghiệp được hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư từ ngân sách địa phương đảm bảo.

Cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp có nghĩa vụ như thế nào?

Cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp có nghĩa vụ được quy định tại Điều 25 Nghị định 68/2017/NĐ-CP như sau:

- Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

Trường hợp quá thời hạn quy định phải báo cáo chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ quan có thẩm quyền gia hạn theo quy định.

- Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự, nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận.

- Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cụm công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định thành lập cụm công nghiệp có nêu rõ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là cơ quan, tổ chức nào không?
Pháp luật
Báo cáo điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp có cần phải trình bày các căn cứ pháp lý của phương án hay không?
Pháp luật
Nội dung phương án phát triển cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về giải pháp xử lý hiện trạng môi trường hay không?
Pháp luật
Có cần phải lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan khi đề nghị phê duyệt phương án phát triển cụm công nghiệp hay không?
Pháp luật
Cụm công nghiệp chưa được đề xuất trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh thì có được thành lập hay không?
Pháp luật
Có thể mở rộng cụm công nghiệp với quy mô mở rộng lên đến 100 ha khi đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện còn lại hay không?
Pháp luật
Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào? Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ gì?
Sửa đổi điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp? Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp?
Đề xuất sửa đổi điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp? Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là cụm công nghiệp, khu công nghiệp? Sự khác nhau giữa khu công nghiệp với cụm công nghiệp là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 lập quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cụm công nghiệp
878 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cụm công nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: