Cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm có bao gồm cơ sở y tế dự phòng hay không? Điều kiện về không gian của cơ sở khám chữa bệnh truyền nhiễm phải có những yêu cầu nào?

Cho hỏi cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm có bao gồm cơ sở y tế dự phòng hay không? Bên cạnh đó thì điều kiện về không gian của cơ sở khám chữa bệnh truyền nhiễm phải có những yêu cầu nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của Tùng Minh (Hà Nội).

Cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm có bao gồm cơ sở y tế dự phòng hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Cơ sở y tế dự phòng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm gồm có bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
2. Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên phải thành lập khoa truyền nhiễm.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:

(1) Cơ sở y tế dự phòng;

(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm gồm có bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm có bao gồm cơ sở y tế dự phòng.

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)

Điều kiện về không gian của cơ sở khám chữa bệnh truyền nhiễm phải có những yêu cầu nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BYT như sau:

Yêu cầu chung về thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
1. Giải pháp tổ chức không gian của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm bảo đảm các yêu cầu:
a) Phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng, tính chất chuyên môn và mang tính hiện đại;
b) Các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thiết bị sử dụng phải bảo đảm cách ly, an toàn lao động (thông gió, chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy);
c) Nơi làm việc của Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, trưởng khoa, khối hành chính tổng hợp được bố trí khu vực riêng;
d) Mỗi khoa chuyên môn có một phòng của lãnh đạo và một phòng làm việc của nhân viên, được trang bị bàn làm việc, tủ lưu trữ hồ sơ và các trang thiết bị thông dụng khác phù hợp với chức năng quản lý;
đ) Các phòng thủ thuật, khu tiệt trùng xử lý dụng cụ, thiết bị y tế được bố trí dây chuyền theo 01 chiều;
e) Các phòng xét nghiệm bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bố trí khép kín để bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, chống lây nhiễm và không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Bảo đảm yêu cầu vi khí hậu theo từng cấp độ.
g) Khu vực lưu bệnh nhân được thiết kế các vách ngăn động chia ra thành nhiều khu vực trên một đơn nguyên, bảo đảm cách ly khi cần theo từng cấp độ;
h) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được bố trí một khu kỹ thuật để cung cấp dịch vụ và một khu đào tạo huấn luyện cho tuyến dưới;
i) Phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và khí thải.
2. Chiều cao phòng:
a) Phòng làm việc trong các hạng mục công trình chính có chiều cao trong phòng không được thấp hơn: 3,30m (Chiều cao làm việc);
b) Các phòng phụ, phòng vệ sinh có chiều cao không được thấp hơn: 2,80m.
3. Chiều rộng hành lang:
a) Hành lang chính không được nhỏ hơn: 2,40m.
b) Hành lang phụ không được nhỏ hơn: 1,50m.
4. Cửa đi:
a) Chiều cao của các loại cửa đi không được nhỏ hơn: 2,10m.
b) Chiều rộng cửa:
loại 2 cánh không được nhỏ hơn: 1,20m.
loại 1 cánh không được nhỏ hơn: 0,80m.
...

Như vậy, điều kiện về không gian của cơ sở khám chữa bệnh truyền nhiễm phải có những yêu cầu sau:

(1) Phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng, tính chất chuyên môn và mang tính hiện đại;

(2) Các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thiết bị sử dụng phải bảo đảm cách ly, an toàn lao động (thông gió, chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy);

(3) Nơi làm việc của Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, trưởng khoa, khối hành chính tổng hợp được bố trí khu vực riêng;

(4) Mỗi khoa chuyên môn có một phòng của lãnh đạo và một phòng làm việc của nhân viên, được trang bị bàn làm việc, tủ lưu trữ hồ sơ và các trang thiết bị thông dụng khác phù hợp với chức năng quản lý;

(5) Các phòng thủ thuật, khu tiệt trùng xử lý dụng cụ, thiết bị y tế được bố trí dây chuyền theo 01 chiều;

(6) Các phòng xét nghiệm bảo đảm các yêu cầu sau:

- Bố trí khép kín để bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, chống lây nhiễm và không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Bảo đảm yêu cầu vi khí hậu theo từng cấp độ.

(7) Khu vực lưu bệnh nhân được thiết kế các vách ngăn động chia ra thành nhiều khu vực trên một đơn nguyên, bảo đảm cách ly khi cần theo từng cấp độ;

(8) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được bố trí một khu kỹ thuật để cung cấp dịch vụ và một khu đào tạo huấn luyện cho tuyến dưới;

(9) Phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và khí thải.

Cơ sở khám chữa bệnh truyền nhiễm phải có chiều rộng bản thang là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BYT như sau:

Yêu cầu chung về thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
...
5. Cầu thang:
a) Độ dốc cầu thang không được lớn hơn: 30°.
b) Chiều rộng mỗi bản thang không được nhỏ hơn: 1,60m.
c) Chiều rộng chiếu nghỉ không được nhỏ hơn:2,00m.
6. Chiếu sáng và thông gió:
a) Các phòng của khu hành chính, khoa, phòng chuyên môn và khu phụ trợ phải được ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên, trực tiếp. Đối với các phòng mổ, thủ thuật và xét nghiệm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thông gió phải điều chỉnh được theo yêu cầu;
b) Diện tích cửa sổ chiếu sáng cho các phòng được quy định trong bảng;

Như vậy, cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm phải có chiều rộng mỗi bản thang không được nhỏ hơn: 1,60m.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
1,060 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào