Cơ sở nuôi trồng thủy sản phát hiện sản phẩm xử lý môi trường thủy sản có dấu hiệu chất lượng không đồng nhất thì phải lấy mẫu thử nghiệm như thế nào?

Tôi có thắc mắc như sau, bên cơ sở kinh doanh của tôi đang nhập một số sản phẩm dùng trong xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Nếu muốn kiểm tra mẫu sản phẩm khi phát hiện có sự không đồng nhất về chất lượng thi phải lấy mẫu thử nghiệm như thế nào?

Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng được những điều kiện nào?

Cơ sở nuôi trồng thủy sản

Cơ sở nuôi trồng thủy sản (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:

"Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
..."

Theo đó, cơ sở phải có địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật; đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi; đảm bảo an toàn thực phẩm và đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Cơ sở nuôi trồng thủy sản có quyền và nghĩa vụ nào trong việc nuôi trồng thủy sản

Căn cứ Điều 42 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh nuôi trồng thủy sản như sau:

"Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
b) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;
đ) Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
e) Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
h) Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
i) Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật."

Cơ sở nuôi trồng thủy sản khi phát hiện sản phẩm xử lý môi trường thủy sản có dấu hiệu chất lượng không đồng nhất thì phải lấy mẫu thử nghiệm như thế nào?

Theo Mục 4 TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu quy định về cách lấy mẫu như sau:

"4 Quy định chung
4.1 Nguyên tắc
Để thu được mẫu đại diện, lấy một lượng nhất định các mẫu ban đầu từ lô hàng cần lấy mẫu. Các mẫu ban đầu này được gộp lại bằng cách trộn đều để tạo thành mẫu chung, mẫu rút gọn mà từ đó lấy ra các phần mẫu phân tích, mẫu lưu.
Trường hợp lô hàng có biểu hiện không đồng nhất về chất lượng, thì phải tiến hành tách thành các phần riêng biệt có tính đồng nhất về chất lượng và được lấy mẫu như các lô hàng riêng biệt. Không lấy mẫu ở các phần của lô hàng có biểu hiện ẩm mốc hoặc bị hỏng nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của mẫu sau khi lấy. Những khu vực này của lô hàng cần lấy mẫu riêng và xử lý như một lô hàng khác. Việc này phải được ghi chép cụ thể trong biên bản lấy mẫu.
Các mẫu ban đầu, đơn vị bao gói phải được lấy ở các bao gói nguyên vẹn theo phương pháp ngẫu nhiên. Khi phát hiện sản phẩm không nguyên vẹn hoặc biến dạng cần lập biên bản và tiến hành thu mẫu theo phương pháp chủ đích để kiểm tra chỉ tiêu an toàn khả nghi nhất nếu cần thiết.
Khi lấy mẫu sản phẩm hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần áp dụng các nguyên tắc lấy mẫu an toàn quy định trong TCVN 7289 (ISO 3165) và tuân theo các nguyên tắc bảo hộ lao động, có tính đến độc hại và những tính chất khác của sản phẩm để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
4.2 Quá trình lấy mẫu
Trước khi lấy mẫu, phải nhận dạng chính xác lô hàng, kiểm tra sự phù hợp của lô hàng lấy mẫu so với các tài liệu, hồ sơ có liên quan và kịp thời phát hiện tính không đồng nhất của lô hàng. Quá trình lấy mẫu phải được thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực và được ghi chép lại đầy đủ.
Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tránh sự tạp nhiễm từ bên ngoài và giữ mẫu được nguyên trạng như ban đầu cho tới khi được phân tích trong phòng thí nghiệm.
4.3 Điều kiện xử lý mẫu
Việc xử lý mẫu cần được thực hiện ở một khu vực đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và các yêu cầu kỹ thuật (nếu có) của từng loại mẫu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ vô khuẩn...) nhằm tránh nguy cơ gây nhiễm bẩn, nhiễm chéo, thay đổi chất lượng của mẫu được lấy.
..."

Như vậy, nếu phát hiện sản phẩm có tình trạng sản phẩm xử lý môi trường thủy sản chất lượng không đồng nhất thì bạn thực hiện lấy mẫu theo nguyên tắc trên, phải đảm bảo điều kiện tại khu vực xử lý mẫu theo đúng quy định.

Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản mới nhất 2023: Tại Đây

Nuôi trồng thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
Pháp luật
Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nuôi trồng thủy sản? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy hải sản?
Pháp luật
Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là mẫu nào? Có thể tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Việc đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ được thực hiện khi nào? Mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè như thế nào?
Pháp luật
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được tính như thế nào? Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi trồng thủy sản
983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi trồng thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi trồng thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào