Cơ sở kinh doanh thực phẩm vận chuyển sản phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?

Cho chị hỏi bên nhà máy của chị chuẩn bị nhập - xuất bán heo mảnh cho khách hàng ở Đồng Nai và Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Vậy cần các đảm bảo các yêu cầu yêu cầu nào theo quy định của Luật thú Y? Ghi chú: Heo mảnh: Là 1 con heo được làm sạch lông, bỏ lòng, bỏ đầu và được cắt làm 2 mảnh.

Cơ sở giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật cần tuân thủ các quy định nào?

Căn cứ Điều 69 Luật Thú y 2015 quy định về điều kiện đối với cơ sở sơ chế động vật như sau:

"Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
...
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến."

Theo pháp luật về thực phẩm thì cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 19 Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

"Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm."

Theo đó cơ sở chế biến thực phẩm của chị phải đảm bảo các quy định về trang thiết bị của cơ sở mình ngoài ra phải đảm bảo về các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở mình trong quá trình chế biến thực phẩm từ động vật.

Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật vận chuyển thực phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ Điều 38 Luật Thú y 2015 quy định về yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh như sau:

"Điều 38. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
b) Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật này."

Như vậy, nếu chị muốn đưa thực phẩm động vật của mình sang các tình thành khác thì phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp; phải đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm và cả phương tiện vận chuyển, vật dụng bảo quản sản phẩm.

Trình tự kiểm dịch sản phẩm động vật được tiến hành như thế nào?

Cơ sở kinh doanh thực phẩm vận chuyển thực phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?

Kiểm dịch sản phẩm động vật

Căn cứ Điều 39 Luật Thú y 2015 quy định về trình tự kiểm dịch sản phẩm động vật như sau:

"Điều 39. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này được thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch."


Kinh doanh thực phẩm
Sản phẩm động vật Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Sản phẩm động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức phạt khi tường trần nơi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thấm nước, rạn nứt
Pháp luật
Sản phẩm động vật trên cạn là gì? Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch do cơ quan nào ban hành?
Pháp luật
Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Nhà hàng nào không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Pháp luật
Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo? Người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Thực phẩm bẩn được tạo ra từ những nguồn nào? Cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn bị xử lý như thế nào, bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là gì? Nguyên tắc về đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật?
Pháp luật
Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu?
Pháp luật
Chợ kinh doanh thực phẩm là gì? Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với chợ kinh doanh thực phẩm được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh thực phẩm
2,346 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh thực phẩm Sản phẩm động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh thực phẩm Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào