Cơ sở khám chữa bệnh thành lập trung tâm đột quỵ khi nào? Nhân lực của trung tâm đột quỵ này được quy định như thế nào?
Cơ sở khám chữa bệnh thành lập trung tâm đột quỵ khi nào?
Cơ sở khám chữa bệnh thành lập trung tâm đột quỵ được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Trung tâm đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị cho khoảng từ 1.000 người bệnh đột quỵ trong một năm trở lên thì thành lập trung tâm đột quỵ. Quy mô giường bệnh của trung tâm đột quỵ là từ 50 giường bệnh trở lên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở khám chữa bệnh điều trị cho khoảng từ 1.000 người bệnh đột quỵ trong một năm trở lên thì thành lập trung tâm đột quỵ
Quy mô giường bệnh của trung tâm đột quỵ là từ 50 giường bệnh trở lên.
Cơ sở khám chữa bệnh thành lập trung tâm đột quỵ khi nào? (Hình từ Internet)
Nhân lực của trung tâm đột quỵ cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?
Nhân lực của trung tâm đột quỵ cơ sở khám chữa bệnh được quy định được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Trung tâm đột quỵ
…
2. Nhân lực: Ngoài nhân lực như của Khoa đột quỵ được quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này, nhân lực của trung tâm đột quỵ còn có thêm bác sỹ nội tổng quát; bác sỹ phẫu thuật sọ não, bác sỹ can thiệp mạch; bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vận động trị liệu, kỹ thuật viên/cử nhân ngôn ngữ trị liệu và kỹ thuật viên vật lý trị liệu và các bác sỹ chuyên khoa khác. Các nhân viên y tế này có thể là nhân viên từ các khoa, phòng khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
3. Trang thiết bị thiết yếu:
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đơn vị đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 500 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đơn vị đột quỵ. Quy mô giường bệnh của đơn vị đột quỵ là dưới 20 giường bệnh.
2. Nhân lực
a) Đơn vị đột quỵ có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, hoặc cấp cứu, hoặc hồi sức tích cực, được đào tạo về đột quỵ và điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.
b) Số lượng bác sỹ và điều dưỡng tùy thuộc vào quy mô giường bệnh và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trang thiết bị thiết yếu
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định trên thì nhân lực của trung tâm đột quỵ cơ sở khám chữa bệnh được quy định như sau:
Trung tâm đột quỵ có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, hoặc cấp cứu, hoặc hồi sức tích cực, được đào tạo về đột quỵ và điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ; bác sỹ nội tổng quát; bác sỹ phẫu thuật sọ não, bác sỹ can thiệp mạch; bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vận động trị liệu, kỹ thuật viên/cử nhân ngôn ngữ trị liệu và kỹ thuật viên vật lý trị liệu và các bác sỹ chuyên khoa khác; có thêm Các nhân viên y tế này có thể là nhân viên từ các khoa, phòng khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu bộ phận chuyên môn?
Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu bộ phận chuyên môn, thì theo quy định tại Điều 17 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đột quỵ
1. Trung tâm đột quỵ được tổ chức bao gồm các đơn vị chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này và các đơn vị sau đây:
a) Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
b) Can thiệp mạch;
c) Phòng tập luyện trong khoa phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ.
2. Các đơn vị khác của Trung tâm đột quỵ do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
Theo đó tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ
1. Đơn vị đột quỵ là đơn vị thuộc khoa nội thần kinh, hoặc khoa cấp cứu, hoặc khoa hồi sức tích cực, hoặc khoa tim mạch của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Các bộ phận chuyên môn:
a) Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
b) Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
c) Điều trị đột quỵ bán cấp;
d) Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
đ) Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
e) Tư vấn;
g) Tổ đột quỵ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ quy định tại Khoản 2 Điều này và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của đơn vị đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, Trung tâm đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có các đơn vị chuyên môn sau:
- Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
- Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
- Điều trị đột quỵ bán cấp;
- Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
- Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
- Tư vấn;
- Tổ đột quỵ.
- Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
- Can thiệp mạch;
- Phòng tập luyện trong khoa phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ.
- Các đơn vị khác của Trung tâm đột quỵ do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?