Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khác để đo điện não không?
- Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải phải đảm bảo đầy đủ những trang thiết bị nào?
- Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khám chữa bệnh khác để thực hiện đo điện não hay không?
- Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe ô tô tải?
Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải phải đảm bảo đầy đủ những trang thiết bị nào?
Trang thiết bị cần thiết của cơ sở khám sức khỏe đối với người lái xe được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
Quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động chuyên môn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe phải đáp ứng đủ các quy định sau đây:
...
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đáp ứng yêu cầu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Dẫn chiếu Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
PHỤ LỤC SỐ 04
DANH MỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnhcho người lái xe ô tô tải phải đảm bảo đầy đủ những trang thiết bị sau:
(1) Tủ hồ sơ bệnh án/phương tiện lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe.
(2) Tủ thuốc cấp cứu có đủ các thuốc cấp cứu theo quy định.
(3) Bộ bàn ghế khám bệnh.
(4) Giường khám bệnh.
(5) Ghế chờ khám.
(6) Tủ sấy dụng cụ.
(7) Nồi luộc, khử trùng dụng cụ y tế.
(8) Cân có thước đo chiều cao Thước dây.
(9) Ông nghe tim phổi.
(10) Huyết áp kế.
(11) Đèn đọc phim X-quang.
(12) Búa thử phản xạ.
(13) Bộ khám da (kính lúp).
(14) Đèn soi đáy mắt.
(15) Hộp kính thử thị lực.
(16) Bảng kiểm tra thị lực.
(17) Bảng thị lực màu.
(18) Bộ khám tai mũi họng: đèn soi, 20 bộ dụng cụ, khay đựng.
(19) Bộ khám răng hàm mặt.
(20) Bàn khám và bộ dụng cụ khám phụ khoa.
(21) Thiết bị phân tích huyết học.
(22) Thiết bị phân tích sinh hóa.
(23) Thiết bị phân tích nước tiểu hoặc Bộ dụng cụ thử nước tiểu.
(24) Thiết bị chụp X-quang.
(25) Thiết bị đo nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.
(26) Bộ Test nhanh phát hiện ma túy.
(27) Thiết bị đo điện não.
(28) Thiết bị siêu âm.
(29) Thiết bị điện tâm đồ.
Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khác để đo điện não không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khám chữa bệnh khác để thực hiện đo điện não hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động chuyên môn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe phải đáp ứng đủ các quy định sau đây:
...
3. Về phạm vi hoạt động chuyên môn: có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp để khám, phát hiện được các tình trạng bệnh, tật theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có thiết bị đo điện não thì được phép ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.
Như vậy, trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có thể ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe ô tô tải?
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định như sau:
Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe
1. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
b) Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
c) Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
b) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh có những trách nhiệm sau trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe ô tô tải:
(1) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
(2) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?