Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho từ hai người trở lên bị xử phạt thế nào?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho hai người không?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho từ hai người trở lên bị xử phạt thế nào?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người cho từ hai người trở lên không?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho hai người không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP về quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn như sau:
Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Theo quy định trên, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác.
Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Thụ tinh trong ống nghiệm (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho từ hai người trở lên bị xử phạt thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Sử dụng tinh trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên, trừ trường hợp không sinh con thành công;
...
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho từ hai người trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người cho từ hai người trở lên không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 106 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm e khoản 30 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP về quyền của Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
e) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
...
Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tinh trùng của một người để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho từ hai người trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?