Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình là gì?
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
- Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng không?
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
...
Như vậy, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Cở sở này được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
3. Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
d) Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
4. Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.
Theo quy định, nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình gồm:
- Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
- Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
- Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
- Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
Cũng theo quy định này thì cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký một hoặc nhiều nội dung hoạt động nêu trên.
Như vậy, việc hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác là một trong các nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có thể đăng ký hoặc không đăng ký việc hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác.
Do đó, việc cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có tham gia hoạt động hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại hay không còn tùy thuộc vào việc cơ sở đó có đăng ký hoạt động hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác hay không.
Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng không?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
...
3. Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xác nhận đã nhận thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động theo Mẫu số 13 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình chỉ được hoạt động theo nội dung, phạm vi đăng ký. Trường hợp, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung, phạm vi hoạt động không theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định này, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
...
Như vậy, nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có hành vi gian lận để được thành lập có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng là gì? Quy định về việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng trọn gói?
- Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu thì cơ quan có được ủy quyền?
- Chốt 07 bảng lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang năm 2025 chính thức?
- Thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê chuyển sang trả tiền thuê đất hằng năm tính như thế nào?