Cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu chỉ huấn luyện cho tình nguyện viên hay cho cả những người dân có nhu cầu?
- Cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu chỉ huấn luyện cho tình nguyện viên hay cho cả những người dân có nhu cầu?
- Kinh phí hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ được lấy từ đâu?
- Khung chương trình huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ cụ thể được thực hiện như thế nào?
- Sau khi huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ có nhận được giấy chứng nhận gì hay không?
Cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu chỉ huấn luyện cho tình nguyện viên hay cho cả những người dân có nhu cầu?
Cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu chỉ huấn luyện cho tình nguyện viên hay cho cả những người dân có nhu cầu?
Hoạt động của cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP như sau:
"Điều 13. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để huấn luyện kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân dân tại cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu."
Theo đó, cơ sở huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ sẽ tiến hành huấn luyện kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân dân tại cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu; không chỉ huấn luyện riêng cho tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ.
Kinh phí hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ được lấy từ đâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP như sau:
"Điều 13. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ
...
2. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động; tổ chức và hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ bao gồm:
a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;"
Có thể thấy, kinh phí cho hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau.
Khung chương trình huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ cụ thể được thực hiện như thế nào?
Khung chương trình, nội dung huấn luyện sơ cấp cứu của cơ sở huấn luyện chữ thập đỏ được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BYT như sau:
(1) Huấn luyện sơ cấp cứu cho người dân tại cộng đồng và tình nguyện viên cấp I:
a) Nội dung huấn luyện: 10 kỹ thuật sơ cấp cứu quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian huấn luyện: 24 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 30 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp huyện trở lên.
(2) Huấn luyện sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp II sau khi đã tham gia huấn luyện tình nguyện viên cấp I:
a) Nội dung huấn luyện: 14 kỹ thuật sơ cấp cứu quy định tại Bảng 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian huấn luyện: 40 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 30 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp huyện trở lên.
(3) Huấn luyện sơ cấp cứu cho hướng dẫn viên sau khi đã tham gia chương trình huấn luyện tình nguyện viên cấp II:
a) Nội dung huấn luyện: nâng cao về kỹ thuật sơ cấp cứu trong phạm vi chuyên môn theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này và phương pháp sư phạm, kỹ năng huấn luyện;
b) Thời gian huấn luyện: 40 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 20 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh trở lên.
(4) Huấn luyện sơ cấp cứu cho tập huấn viên:
a) Nội dung huấn luyện: các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; phương pháp sư phạm, kỹ năng huấn luyện; phương pháp và kỹ năng giám sát, đánh giá và quản lý học viên sau huấn luyện;
b) Thời gian huấn luyện: 168 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 15 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên và 01 hướng dẫn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: do Hội Chữ thập đỏ cấp Trung ương tổ chức.
Sau khi huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ có nhận được giấy chứng nhận gì hay không?
Tại Điều 10 Thông tư 17/2014/TT-BYT quy định về cấp giấy chứng nhận cho học viên sau huấn luyện như sau:
"Điều 10. Cấp giấy chứng nhận cho học viên sau huấn luyện
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: người đứng đầu cơ sở huấn luyện hoặc thủ trưởng đơn vị tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ cấp giấy chứng nhận cho học viên hoàn thành chương trình huấn luyện.
2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ hết giá trị sử dụng nếu người được cấp giấy chứng nhận không tham gia hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ tại các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ trong thời gian 2 năm, kể từ ngày được cấp."
Như vậy, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ và giấy sẽ hết giá trị sử dụng nếu người được cấp giấy chứng nhận không tham gia hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ tại các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ trong thời gian 2 năm, kể từ ngày được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đe dọa tung hình ảnh nhạy cảm của người khác lên mạng bị xử lý thế nào? Tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị phạt ra sao?
- Sửa đổi xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp chuẩn Thông tư 10 TT BLĐTBXH kể từ 10/12?
- Danh mục vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy từ 16/12/2024? Các biện pháp công bố hợp quy thế nào?
- Nghị định 143/2024 quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động?
- Kho bảo thuế được sử dụng để làm gì? Kho bảo thuế có phải là địa bàn hoạt động hải quan không?