Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có chức năng gì? Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình muốn đăng ký hoạt động thì trong hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có những gì?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có chức năng gì? Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình muốn đăng ký hoạt động thì trong hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có những gì? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có chức năng gì?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có chức năng trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm: chăm sóc sức khoẻ và tư vấn chăm sóc sức khỏe; chăm sóc y tế; tư vấn pháp luật; tư vấn tâm lý; cung cấp nơi tạm lánh trong trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình không có chỗ ở khác; hỗ trợ một số nhu cầu thiết yếu về đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quần áo, chăn màn và các đồ dùng thiết yếu khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có chức năng tư vấn pháp luật; tư vấn tâm lý cho các đối tượng có nhu cầu tư vấn bao gồm nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình và những đối tượng khác.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có những chức năng trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

Chăm sóc sức khoẻ và tư vấn chăm sóc sức khỏe; chăm sóc y tế; tư vấn pháp luật; tư vấn tâm lý; cung cấp nơi tạm lánh trong trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình không có chỗ ở khác; hỗ trợ một số nhu cầu thiết yếu về đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quần áo, chăn màn và các đồ dùng thiết yếu khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

bạo lực gia đình

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Hình từ Internet)

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình muốn đăng ký hoạt động thì trong hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có những gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Hồ sơ đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu số M4b; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
e) Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân nhân cấp xã) về địa điểm cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn.
4. Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, trong đó nêu rõ các nội dung sau:
a) Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ.
b) Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
5. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan nhà nước quản lý người đứng đầu; danh sách nhân viên tư vấn đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Thông tư này; danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu và kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M3a hoặc M3b do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này cấp. Trong trường hợp người làm việc tại cơ sở chưa có Giấy chứng nhận tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho những người này.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình muốn đăng ký hoạt động thì trong hồ sơ đăng ký hoạt động gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân nhân cấp xã) về địa điểm cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;

- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính;

- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan nhà nước quản lý người đứng đầu;

- Danh sách nhân viên tư vấn đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định;

- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu và kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan có thẩm quyền quy định. Trong trường hợp người làm việc tại cơ sở chưa có Giấy chứng nhận tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho những người này.

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình khi nộp hồ sơ đăng ký hoạt động thì phải mất bao lâu mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động như sau:

Quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M6a1, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu số M6b1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình khi nộp hồ sơ đăng ký hoạt động thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn giản hóa thế nào về thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện theo trình tự nào?
Pháp luật
Nhân viên tư vấn tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có chức năng gì? Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình muốn đăng ký hoạt động thì trong hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có những gì?
Pháp luật
Tạm đình chỉ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
511 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào