Cơ sở giáo dục khác bao gồm các cơ sở nào? Cơ sở giáo dục khác có thể thực hiện chương trình giáo dục tiểu học hay không?

Cho tôi hỏi trong hệ thống giáo dục quốc dân thì các cơ sở giáo dục khác là các cơ sơ nào? Các cơ sở giáo dục khác này có được thực hiện chương trình giáo dục tiểu học hay không? - Câu hỏi của chị Minh Thanh (Hà Nội).

Cơ sở giáo dục khác bao gồm các cơ sở nào?

Cơ sở giáo dục khác bao gồm các cơ sở nào?

Cơ sở giáo dục khác bao gồm các cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Tại Điều 65 Luật Giáo dục 2019 có quy định về cơ sở giáo dục khác như sau:

Cơ sở giáo dục khác
1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, trừ trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó cơ sở giáo dục khác bao gồm:

- Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;

- Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Cơ sở giáo dục khác có thể thực hiện chương trình giáo dục tiểu học hay không?

Các cơ sở giáo dục khác có thể thực hiện chương trình giáo dục tiểu học nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP), cụ thể là:

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định.

- Phòng học:

+ Bảo đảm đúng quy cách, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;

+ Có các thiết bị: Bàn, ghế giáo viên, học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Hồ sơ, thủ tục để cơ sở giáo dục khác được thực hiện chương trình giáo dục tiểu học là gì?

Tại Điều 23 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định về thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học như sau:

Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục tiểu học;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục;
c) Văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; nếu chưa cho phép thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục khác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Pháp luật
Các cơ sở giáo dục phải công khai các thông tin chung gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Công khai thông tin các khoản thu chi tài chính nào của các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Công khai thông tin của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng cách thức nào từ 19/7/2024?
Pháp luật
Từ ngày 19/7/2024, thời điểm công khai thông tin của các cơ sở giáo dục được quy định như thế nào tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Tổ chức bộ máy của các cơ sở giáo dục cần phải công khai những thông tin gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi quy định về hồ sơ, trình tự công nhận văn bằng do CSGD nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Mẫu Giấy công nhận văn bằng do CSGD nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Trong hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giữ chức vụ gì?
Pháp luật
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe cần có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình đào tạo thực hành hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục
6,219 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục Cơ sở giáo dục khác
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào