Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản là gì? Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản có những thông tin gì về giống thuỷ sản?
Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản là gì?
Theo Chương II Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT, cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản là một trong những cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT định nghĩa cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản như sau:
Giải thích thuật ngữ
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản là tập hợp thông tin cơ bản trong hoạt động thủy sản được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương; được chuẩn hóa để cập nhật, khai thác và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Dữ liệu thành phần là bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, bao gồm các thông tin có cấu trúc phản ánh về tiềm lực, kết quả và hoạt động về thủy sản.
Như vậy, cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản là bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, bao gồm các thông tin có cấu trúc phản ánh về tiềm lực, kết quả và hoạt động về thủy sản.
Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản là gì? Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản có những thông tin gì về giống thuỷ sản? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản có những thông tin gì về giống thuỷ sản?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản như sau:
Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản
Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:
1. Dữ liệu về giống thủy sản:
a) Giống thủy sản bố mẹ sản xuất trong nước: Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;
b) Giống thủy sản sản xuất trong nước (trừ những cơ sở quy định tại điểm a khoản này): Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;
c) Giống thủy sản nhập khẩu: Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu; đối tượng, số lượng; tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu;
d) Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.
2. Dữ liệu về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Thông tin về cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Số giấy chứng nhận, phạm vi chứng nhận, ngày cấp, tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp;
b) Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
3. Dữ liệu về nuôi trồng thủy sản:
a) Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo: Đối tượng nuôi; hình thức nuôi (lồng bè, ao, bể, bãi triều, khác); phương thức nuôi (thâm canh, quảng canh, khác);
b) Cơ sở nuôi trồng thủy sản (lồng bè, nuôi biển, nuôi có chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, chứng nhận nuôi hữu cơ, chứng nhận đủ điều kiện): Tên, mã số cơ sở nuôi (đối với nuôi lồng bè); số giấy phép (đối với nuôi biển); giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, chứng nhận nuôi hữu cơ, cơ sở đủ điều kiện;
...
Theo đó, dữ liệu về giống thủy sản trong cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản gồm những thông tin sau:
- Giống thủy sản bố mẹ sản xuất trong nước: Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;
- Giống thủy sản sản xuất trong nước (trừ những cơ sở quy định tại điểm a khoản này): Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;
- Giống thủy sản nhập khẩu: Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu; đối tượng, số lượng; tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu;
- Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.
Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản bao gồm những dữ liệu thành phần nào?
Theo Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT, cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:
- Dữ liệu về giống thủy sản;
- Dữ liệu về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Dữ liệu về nuôi trồng thủy sản;
- Dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;
- Dữ liệu về danh sách loài thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?