Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt cập nhật những dữ liệu và thông tin gì về phân bón? Tần suất cập nhật dữ liệu về phân bón như thế nào?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt cập nhật những dữ liệu và thông tin gì về phân bón?
Căn cứ theo Chương II Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT, cơ sở dữ liệu về phân bón là một trong những nội dung của cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
Theo Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở dữ liệu về phân bón như sau:
Cơ sở dữ liệu về phân bón
1. Dữ liệu về tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất phân bón: Tên, địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ sản xuất; danh mục phân bón sản xuất, sản lượng sản xuất; hình thức sản xuất; tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy; đơn vị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
2. Dữ liệu về tổ chức, cá nhân đủ điều kiện buôn bán phân bón: Tên, địa chỉ trụ sở cơ sở buôn bán; đơn vị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, số giấy chứng nhận đủ điều kiện.
3. Dữ liệu về tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm phân bón; tổ chức chứng nhận phân bón đã đăng ký hoặc được chỉ định: Tên, địa chỉ tổ chức, mã số (nếu có), đơn vị cấp quyết định, số quyết định và lĩnh vực hoạt động được chỉ định hoặc đăng ký.
4. Dữ liệu về nhập khẩu, xuất khẩu phân bón: Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu; loại phân bón, số lượng phân bón nhập khẩu, xuất khẩu.
5. Dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón.
6. Danh mục phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
7. Dữ liệu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về phân bón.
Theo đó, cơ sở dữ liệu về phân bón thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt cập nhật những dữ liệu và thông tin như sau:
- Dữ liệu về tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất phân bón: Tên, địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ sản xuất; danh mục phân bón sản xuất, sản lượng sản xuất; hình thức sản xuất; tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy; đơn vị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
- Dữ liệu về tổ chức, cá nhân đủ điều kiện buôn bán phân bón: Tên, địa chỉ trụ sở cơ sở buôn bán; đơn vị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, số giấy chứng nhận đủ điều kiện.
- Dữ liệu về tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm phân bón; tổ chức chứng nhận phân bón đã đăng ký hoặc được chỉ định: Tên, địa chỉ tổ chức, mã số (nếu có), đơn vị cấp quyết định, số quyết định và lĩnh vực hoạt động được chỉ định hoặc đăng ký.
- Dữ liệu về nhập khẩu, xuất khẩu phân bón: Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu; loại phân bón, số lượng phân bón nhập khẩu, xuất khẩu.
- Dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón.
- Danh mục phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
- Dữ liệu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về phân bón.
Tần suất cập nhật dữ liệu về phân bón trong cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT quy định về tần suất cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt như sau:
Tần suất cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
1. Cập nhật theo tháng, trước ngày 30 hằng tháng các nội dung tại Điều 3; các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 4; các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5; khoản 5 và 9 Điều 6; khoản 3 Điều 7; khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
2. Cập nhật 6 tháng, trước ngày 30/6 và 31/12 hằng năm các nội dung tại khoản 4 Điều 5; các khoản 6, 7 và 8 Điều 6; khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
3. Cập nhật theo năm, trước ngày 20/12 hằng năm các nội dung tại khoản 4 và 9 Điều 4; khoản 7 Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4 và 10 Điều 6; khoản 1 và 2 Điều 7; khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
Đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt có được mã hóa hay không?
Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT quy định về bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt như sau:
Bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
1. Sử dụng phần mềm phù hợp, có bản quyền và ứng dụng công nghệ nhằm ngăn chặn, phát hiện các xâm nhập trái phép.
2. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
3. Mã hóa đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
4. Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
5. Thực hiện lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống.
6. Xây dựng phương án sao lưu, dự phòng dữ liệu định kỳ nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, ổn định khi gặp các sự cố.
7. Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
Theo đó, đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt sẽ được mã hóa để bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?