Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm những dữ liệu nào theo quy định hiện hành?
Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch như thế nào?
Theo quy định tại Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch cụ thể như sau:
(1) Nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch bao gồm:
- Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định mục tiêu dài hạn của chiến lược, quy hoạch;
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào nội dung của chiến lược, quy hoạch;
- Kết quả phân tích, đánh giá giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch.
(2) Chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 của Luật này phải lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu cụ thể như sau:
(1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
- Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
(2) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
(3) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi, khu vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào?
Tại Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu cụ thể là:
(1) Nội dung báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm:
- Tổng quan diễn biến, tác động của biến đổi khí hậu;
- Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính;
- Nỗ lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tình hình thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu;
- Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, môi trường;
- Kiến nghị giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hằng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(3) Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 05 năm một lần xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn ra sao?
Theo Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn:
(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
- Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tổ chức xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Báo cáo minh bạch 02 năm một lần và các báo cáo quốc gia khác về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động và quản lý nguồn lực để thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, những cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia triển khai thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì những cơ dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội; phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính; hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn và nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?