Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được lưu trữ dưới hình thức gì? Ai là người có quyền cho phép tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp?
Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được lưu trữ dưới hình thức gì?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định:
Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
2. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy bao gồm các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức gửi cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 Luật Lý lịch tư pháp và Lý lịch tư pháp của cá nhân do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp lập.
3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bao gồm thông tin lý lịch tư pháp có trong hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đã được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử.
4. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đều là căn cứ để xác định một người có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo đó các hình thức lưu trữ của cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử. Trong đó:
Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đều là căn cứ để xác định một người có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được lưu trữ dưới hình thức gì? (Hình từ Internet)
Việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và điện tử được thực hiện thế nào?
(1) Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải thực hiện như sau:
- Việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải theo nguyên tắc phân loại, sắp xếp thành hồ sơ của từng cá nhân; mỗi hồ sơ có ký hiệu riêng bảo đảm chính xác và thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.
- Bản sao bản án, trích lục bản án, quyết định thi hành án hình sự, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, Lý lịch tư pháp của cá nhân được lưu trữ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp đến khi cá nhân qua đời.
Các tài liệu khác trong hồ sơ lý lịch tư pháp được lưu trữ có thời hạn và có thể được tiêu hủy khi hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
(2) Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 111/2010/NĐ-CP thì việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp điện tử được quy định như sau:
- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với nội dung của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và được lưu trữ vô thời hạn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.
- Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.
Ai là người có quyền cho phép tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 111/2010/NĐ-CP có nêu:
Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
1. Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải tuân theo các quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.
2. Công chức, viên chức công tác tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp chỉ được quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Theo đó thì việc cho phép tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư.
Đồng thời theo quy định tại Điều 33 Thông tư 06/2013/TT-BTP và Điều 36 Thông tư 06/2013/TT-BTP có nêu:
Điều 33. Yêu cầu sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy
1. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải bảo đảm đúng mục đích, phạm vi, quyền hạn được giao.
2. Khi sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, người làm công tác lý lịch tư pháp phải có văn bản yêu cầu.
3. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
4. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được ghi vào sổ giao, nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy.
...
Điều 36. Yêu cầu sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
1. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm đúng mục đích, phạm vi, quyền hạn được giao.
2. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử để cung cấp thông tin theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
3. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được lưu vết trên phần mềm chuyên dụng nhằm phục vụ hoạt động rà soát, đối chiếu, thống kê, báo cáo.
Theo đó việc tiếp cận, sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?