Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi có bao gồm dữ liệu về cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Chăn nuôi 2018 về cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là hệ thống thông tin liên quan đến chăn nuôi, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
b) Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
d) Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
đ) Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm những nội dung sau:
(1) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
(2) Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
(3) Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
(4) Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
(5) Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi có bao gồm dữ liệu về cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi có bao gồm dữ liệu về cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 20/2019/TTBNNPTNT về cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi như sau:
Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi
1. Dữ liệu về khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bao gồm:
a) Kết quả nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi;
b) Công nghệ được ứng dụng trong chăn nuôi;
c) Danh mục Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong chăn nuôi; quy trình kỹ thuật; định mức kinh tế-kỹ thuật; tiến bộ kỹ thuật.
2. Dữ liệu về phòng, chống dịch bệnh động vật thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y: Loại dịch bệnh, đối tượng vật nuôi chịu tác động, nơi xảy ra dịch bệnh, số lượng vật nuôi thiệt hại.
3. Dữ liệu về cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Giấy chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, Giấy chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt; Giấy chứng nhận trại chăn nuôi an toàn sinh học và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
4. Dữ liệu về cơ sở bị thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp, Quyết định chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi bao gồm dữ liệu về cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
08 biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là những biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 20/2019/TTBNNPTNT thì 08 biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là những biện pháp sau:
(1) Sử dụng phần mềm bảo mật có bản quyền và áp dụng các công nghệ phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng trái phép.
(2) Sử dụng kênh mã hóa và xác thực thông tin người dùng trong các hoạt động sau đây:
- Đăng nhập quản trị hệ thống;
- Đăng nhập vào các ứng dụng; gửi, nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ;
- Nhập và biên tập dữ liệu.
(3) Mã hóa đường truyền cơ sở dữ liệu.
(4) Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
(5) Hoạt động nghiệp vụ bảo đảm việc quản lý bảo mật hệ thống bao gồm: lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống.
(6) Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống duy trì hoạt động liên tục.
(7) Thực hiện biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ và bảo vệ bản sao lưu phục hồi bằng giải pháp che dấu và mã hóa dữ liệu.
(8) Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?