Cơ sở dịch vụ cầm đồ có được cầm cố tài sản là quyền sử dụng đất hay không? Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có quyền và nghĩa vụ nào phải thực hiện?
Chủ sở hữu cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần có trách nhiệm gì đối với cơ sở kinh doanh của mình?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
"Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố."
Theo đó ngoài các trách nhiệm chung cần phải thực hiện đối với các ngành nghề tại Điều 25 Nghị định Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì chủ cơ sở kinh doanh còn phải thực hiện trách nhiệm đối với cơ sở của mình được quy định tại căn cứ pháp luật nên trên.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có quyền và nghĩa vụ nào phải thực hiện?
Căn cứ theo Điều 311 và Điều 312 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cầm đồ như sau:
"Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật."
Cơ sở dịch vụ cầm đồ có được cầm cố tài sản là quyền sử dụng đất hay không?
Cơ sở dịch vụ cầm đồ
Theo quy định về cầm cố tài sản được quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."
Ngoài ra tại Điều 106 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đăng ký tài sản như sau:
"Điều 106. Đăng ký tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai."
Theo đó người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên không có quy định cho người sử dụng đất có quyền cầm cố quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý, người sử dụng đất không phải là chủ sở hữu với đất đai đang sử dụng (chỉ được cấp QSDĐ), nên việc cầm cố đất là không đúng pháp luật về giao dịch cầm cố theo Bộ Luật Dân sự và các quyền của Luật Đất đai quy định. Do đó, giao dịch cầm cố quyền sử dụng đất sẽ không phù hợp với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Mẫu danh sách Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất?
- Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán Tết Âm lịch 2025? Chứng khoán nghỉ giao dịch bao nhiêu ngày dịp Tết Nguyên Đán 2025?
- Vạch dừng đèn đỏ là gì? Khoảng cách an toàn khi dừng đèn đỏ? Vạch dừng đèn đỏ phải được đặt ở vị trí nào?
- Bài tập Tết lớp 1 năm 2025 môn Toán kèm đáp án? Bài tập Tết môn Toán lớp 1 năm 2025? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Thế nào là mạng viễn thông, mạng viễn thông công cộng và mạng viễn thông dùng riêng? Thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông?