Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần gồm những cơ sở nào? Thời gian đào tạo nghiệp vụ là bao nhiêu tháng?
- Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần gồm những cơ sở nào? Thời gian đào tạo nghiệp vụ là bao nhiêu tháng?
- Việc đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần có những nội dung gì?
- Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ những yêu cầu gì?
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần gồm những cơ sở nào? Thời gian đào tạo nghiệp vụ là bao nhiêu tháng?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BYT quy định như sau:
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần
1, Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y là Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế;
2. Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần bao gồm:
a) Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế;
b) Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa trực thuộc Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BYT quy định như sau:
Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo: Từ đủ 03 tháng trở lên.
2. Hình thức đào tạo: Tập trung
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần bao gồm:
- Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y là Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế;
- Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần bao gồm:
+ Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế;
+ Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa trực thuộc Bộ Y tế.
Đồng thời, thời gian đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần là từ đủ 03 tháng trở lên.
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Việc đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-BYT quy định như sau:
Nội dung đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y
1. Khái quát về chuyên ngành Pháp y.
2. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định trên người sống.
3. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y trên tử thi, hài cốt.
4. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định di truyền học pháp y.
5. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định mô bệnh học trong pháp y.
6. Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y độc học.
7. Chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thiên tai, thảm họa.
8. Thực nghiệm và thực tế tại địa phương.
9. Kiến thức pháp luật liên quan đến công tác giám định pháp y.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-BYT quy định như sau:
Nội dung đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần
1. Khái quát về chuyên ngành Pháp y tâm thần,
2. Kiến thức chuyên môn giám định pháp y tâm thần.
3. Nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần.
4. Quy trình giám định pháp định pháp y tâm thần.
5. Kỹ năng trong thực hiện giám định pháp y tâm thần.
6. Kiến thức pháp luật liên quan đến công tác giám định pháp y tâm thần.
Theo quy định nêu trên, như vậy, việc đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y gồm có những nội dung sau:
- Khái quát về chuyên ngành Pháp y.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định trên người sống.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y trên tử thi, hài cốt.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định di truyền học pháp y.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định mô bệnh học trong pháp y.
- Chuyên môn, nghiệp vụ giám định pháp y độc học.
- Chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thiên tai, thảm họa.
- Thực nghiệm và thực tế tại địa phương.
- Kiến thức pháp luật liên quan đến công tác giám định pháp y.
Và nội dung đào tạo về nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần gồm các nội dung sau:
- Khái quát về chuyên ngành Pháp y tâm thần,
- Kiến thức chuyên môn giám định pháp y tâm thần.
- Nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần.
- Quy trình giám định pháp định pháp y tâm thần.
- Kỹ năng trong thực hiện giám định pháp y tâm thần.
- Kiến thức pháp luật liên quan đến công tác giám định pháp y tâm thần.
Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ những yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-BYT quy định như sau:
Cấp chứng chỉ
1. Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Không vi phạm các quy định của khóa đào tạo;
b) Tham gia đầy đủ thời gian đào tạo và tích lũy đủ nội dung của chương trình đào tạo;
c) Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu của khóa đào tạo;
d) Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của người học đối với cơ sở đào tạo.
2. Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y và đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần là một trong những điều kiện để bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y và pháp y tâm thần theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Như vậy, người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Không vi phạm các quy định của khóa đào tạo;
- Tham gia đầy đủ thời gian đào tạo và tích lũy đủ nội dung của chương trình đào tạo;
- Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu của khóa đào tạo;
- Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của người học đối với cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?