Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thể tự xây dựng chương trình đào tạo theo ý mình không?
Đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp:
"1. Nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm:
a) Quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Theo đó, khi tiến hành đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp, một trong những nội dung bắt buộc là pháp luật về bán hàng đa cấp. Nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm;
- Quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp
Đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể tự xây dựng chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về đa cấp theo ý mình không?
Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định tại Điều 36 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
"Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
...
2. Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
...
4. Bộ Công Thương quy định khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp"
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cũng có quy định:
"Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
...
2. Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải được Bộ Công Thương công nhận."
Như vậy, việc thực hiện đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được thực hiện bởi cơ sở đào tạo đã được công nhận, không phải do doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện. Đồng thời, khi xây dựng chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, cơ sở đào tạo đã được công nhận có quyền tự xây dựng nhưng phải trong khung chương trình mà Bộ Công Thương đã quy định, đồng thời sau khi xây dựng xong phải được Bộ Công Thương công nhận thì mới có thể đưa vào đào tạo.
Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BCT nêu rõ về khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm những nội dung sau:
(1) Tổng quan về bán hàng đa cấp
- Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp
- Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam và trên thế giới
(2) Pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Cơ quan quản lý
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp bán hàng đa cấp (quy định về đăng ký hoạt động, các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động, các hành vi bị cấm)
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến người tham gia bán hàng đa cấp (việc ký hợp đồng, đào tạo cơ bản, cấp thẻ thành viên; các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động; các hành vi bị cấm)
- Các quy định cơ bản của pháp luật về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp
(3) Quy tắc đạo đức nghề nghiệp bán hàng đa cấp
- Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng
- Quy tắc ứng xử giữa doanh nghiệp và người tham gia
- Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp
(4) Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tổng quan pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Các quyền của người tiêu dùng;
- Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng (về cung cấp thông tin, chính sách bảo hành, thu hồi sản phẩm …)
- Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(5) Pháp luật về quảng cáo
- Tổng quan về quảng cáo
+ Các khái niệm cơ bản
+ Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Các vấn đề về quảng cáo cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
+ Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo
+ Điều kiện quảng cáo
+ Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hoạt động quảng cáo
+ Lưu ý đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
Như vậy, đối với chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần xây dựng đảm bảo chứa đựng những nội dung nói trên, theo Như vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, doanh nghiệp được quyền tự xây dựng nhưng phải trong khung chương trình mà Bộ Công Thương đã quy định, đồng thời sau khi xây dựng xong phải được Bộ Công Thương công nhận thì mới có thể đưa vào đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
- Mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn?
- Mẫu quyết định kiểm tra khi tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạm theo Quyết định 684 là mẫu nào?
- Mẫu Bảng đề nghị phê duyệt vật liệu dùng cho công trình xây dựng mới nhất? Chấp thuận vật liệu là nội dung phải thực hiện khi giám sát thi công?
- Mẫu báo cáo kết quả giải quyết tố cáo đảng viên của tổ kiểm tra do chi bộ thành lập? Tải mẫu tại đâu?